Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh TL. Buổi làm việc có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng,ảicáchtiềnlươngCốtlõilàtinhgiảnbiênchếkqbd c1 đêm qua lãnh đạo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch Đầu tư và đại diện Ủy ban Các vấn đề xã hội và Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, hiện nay Chính phủ Việt Nam đang xây dựng Đề án về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội. Đây là một lĩnh vực rất khó, phạm vi rộng. Đề án bao gồm cả khu vực công, các khu vực trong tổ chức nhà nước, khu vực sản xuất (cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân), liên quan đến các chính sách bảo hiểm xã hội - một trong những trụ cột an sinh xã hội. Đây cũng là một vấn đề rất nhạy cảm vì liên quan đến hầu như tất cả những người đang trong độ tuổi lao động cũng như đã nghỉ hưu.
Do vậy, Ban Chỉ đạo mong muốn cập nhật thông tin, ý kiến của các bên liên quan là Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhằm tìm ra phương án khả thi nhất cho Đề án Cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp người có công, giúp Đảng, Nhà nước ban hành chủ trương, chính sách cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội của Việt Nam theo các tín hiệu của thị trường.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, chuyên đề mà Bộ Tài chính xây dựng phục vụ cho Đề án về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội khá chi tiết, chất lượng, có ý nghĩa khá quan trọng. Tuy nhiên, ông Bùi Sỹ Lợi cũng cho rằng, để cải cách tiền lương một cách toàn diện, khó khăn lớn nhất phải kể đến đó là việc tạo nguồn từ 5% tăng thu ngân sách hằng năm và 10% tiết kiệm từ chi thường xuyên ở các cơ quan hành chính. Do vậy, muốn đạt được mục đích của Đề án phải tính toán thật kĩ.
“Vấn đề đặt ra với Bộ Tài chính đó là việc xây dựng nguồn. Tôi cho rằng nguồn ở đây sẽ từ phần giảm chi tiền lương từ ngân sách nhà nước của các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập đã tự chủ. Quan trọng cần phải tinh giảm biên chế hành chính nhà nước. Ngoài ra, an sinh xã hội cũng ngày càng tốt đồng nghĩa với việc chi cho công tác này phải giảm đi. Số chi giảm đi đó sẽ được bù vào tiền lương”, ông Bùi Sỹ Lợi góp ý.
Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Quang Chiểu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cũng cho rằng, về nguồn để thực hiện cải cách, một mình Bộ Tài chính không thể xác định được. Trước tiên cần phải cơ cấu lại bộ máy hành chính, thực hiện tinh giản biên chế. Đây chính là nguồn cơ bản nhất.
Góp ý xây dựng Đề án, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Trần Anh Tuấn khẳng định: “Theo quan điểm của tôi, cần phải hiểu cải cách chính sách tiền lương không phải là đề án tăng lương mà thực chất là cải cách thể chế, chính sách, khắc phục hạn chế như về lương bình quân cào bằng và về tăng cường quản lý tiền lương và thu nhập. Nếu như nặng về vấn đề “nguồn” sẽ gặp khó khăn trong quá trình xây dựng Đề án. Về nguồn, theo tôi, khi ngân sách đang gặp khó như hiện nay nếu chỉ bám vào nguồn thu thì sẽ không thể thực hiện được".
Bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất, hiện nay đang có những khoản thu nhập người lao động được lĩnh nhưng không tính là lương. Giải pháp trước mắt là cơ cấu lại những khoản này thành “lương” bên cạnh việc tính toán lại các khoản từ tăng thu và tiết kiệm chi.
Kết luận tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ, ngành liên quan phải xây dựng chuyên đề riêng về thực trạng thu nhập tiền lương hiện nay và việc tạo nguồn để cải cách chính sách tiền lương. Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ: Bộ Nội vụ sẽ chủ trì xây dựng vấn đề cải cách tiền lương trong khu vực công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đảm nhiệm khu vực sản xuất (cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân). Bộ Tài chính sẽ chịu trách nhiệm căn cơ của chuyên đề đó là xây dựng “nguồn” để cải cách.
“Xây dựng đề án cải cách tiền lương không đơn giản chỉ là tìm cách để nâng mức lương mà quan trọng hơn hết phải rà soát lại tất cả quan điểm, định hướng, xác định những điểm bất hợp lý như chính sách bình quân, cào bằng và vấn đề phụ cấp nhiều mà lương ít. Cần phải hiện thực hóa mục tiêu xóa bỏ thu nhập ngoài lương, tiến hành trả lương theo cấp bậc và vị trí làm việc, cơ cấu lại các khoản phụ cấp. Phải tôn trọng các nguyên tắc, quy luật khách quan trong tình hình kinh tế thị trường", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh. |