游客发表
Tháng 7,thứ hạng của young boys tháng có nhiều hoạt động tri ân được tổ chức, đã làm ấm lòng những Mẹ Việt Nam anh hùng, những gia đình có công với cách mạng...
Vậy là đã 69 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ được tổ chức. Ngần ấy năm qua đi là vô vàn những sự tri ân đều khắp trong cả nước được tổ chức. Còn tại Hậu Giang, từ thời điểm thành lập tỉnh đến nay, dù khó khăn chồng chất, dù kinh phí còn hạn hẹp, nhưng chăm lo cho Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, người có công với cách mạng luôn là việc làm được ưu tiên.
Điều đáng mừng là những hoạt động đền ơn, đáp nghĩa không chỉ diễn ra trong ngày 27-7 hay gói gọn trong tháng 7, mà gần như được tổ chức thường xuyên trong năm. Từ tỉnh đến tận cơ sở và cả các ấp, khu vực đều có nhiều việc làm ý nghĩa, ấm tình người, để ghi nhớ công ơn của những người đã khuất và chia sẻ với những mất mát, hy sinh của những người ở lại. Cho vay chuộc sổ, giúp vốn cho gia đình chính sách, cất nhà, sửa chữa nhà tình nghĩa, nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng suốt đời… là những chính sách được thực hiện, rất hợp với lòng dân.
Sẽ không khỏi xúc động khi thấy hình ảnh đồng đội cùng giúp nhau, cùng chia sẻ với nhau từ những khó khăn trong cuộc sống, một căn nhà hay chỉ một phần quà nhỏ được gửi tặng, như góp thêm một viên gạch của niềm tin. Những buổi bàn giao nhà tình nghĩa luôn có nhiều nụ cười và có cả những giọt nước mắt đã rơi. Quan trọng không phải là một căn nhà, một phần quà trị giá bao nhiêu, mà là cái tình, cái nghĩa mọi người dành cho các gia đình chính sách vẫn đong đầy… Bây giờ, chắc vẫn còn những cuốn sổ lãnh tiền trợ cấp hàng tháng bị cầm cố, nhưng đáng mừng đời sống các hộ gia đình chính sách, người có công đều đã nâng lên một bước. Báo cáo của các huyện, thị, thành phố trong tỉnh đều nhấn mạnh đến việc cuộc sống gia đình chính sách giờ đã từ bằng đến cao hơn mức sống chung của người dân các địa phương, nghe mà thấy mừng. Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh từng chia sẻ rằng: “Trân trọng tri ân, tôn vinh những người cống hiến hy sinh vì Tổ quốc là đạo lý ngàn đời của dân tộc ta, là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta”.
Từ chia sẻ của Bí thư Tỉnh ủy, mới thấy rằng sự trân trọng, tôn vinh đó sẽ là mãi mãi không chỉ ở Hậu Giang mà là ở cả nước Việt Nam này. Bởi, không phải bất cứ một dân tộc nào cũng có những trang sử hào hùng và oanh liệt như dân tộc Việt Nam! Không phải người dân nơi nào cũng kiên cường bất khuất như người dân Việt Nam. Trong sự nghiệp đấu tranh oanh liệt ấy, dân tộc ta đã hy sinh biết bao xương máu, nhiều gia đình đã hiến dâng những người thân yêu nhất của mình cho Tổ quốc, cho ấm no, hạnh phúc của nhân dân hôm nay và mai sau.
Trong những tấm gương đó, Mẹ Việt Nam anh hùng là điển hình cho sự hy sinh cao cả về khát vọng tự do, hạnh phúc của một dân tộc anh hùng. Trong chiến tranh, những người Mẹ đã hy sinh cả tuổi thanh xuân và những gì yêu quý nhất của mình, đó là người cha, người chồng, người con, người cháu yêu thương của các Mẹ đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Những người Mẹ nuốt nước mắt tiễn chồng, con đi, rồi khóc thầm lặng lẽ khi chồng, con vĩnh viễn không trở về... Nhưng những mất mát, đau thương không quật ngã được bản chất kiên cường của người mẹ, các Mẹ biến đau thương thành hành động. Các Mẹ là những biểu tượng cao đẹp, là những tấm gương sáng ngời về đức hy sinh, sự cống hiến quên mình cho Tổ quốc…. Toàn tỉnh còn gần 200 Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống và các Mẹ đều có nhà ở khang trang, được cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên từ tỉnh đến cơ sở cùng chung tay chăm lo, phụng dưỡng. Chắc các Mẹ không biết hết tên, nhớ hết mặt từng người đã đến thăm Mẹ, nhưng Mẹ rất vui khi mỗi lần có ai đến thăm, hỏi Mẹ chuyện này, chuyện kia.
Tháng 7 - tháng tri ân, đáp nghĩa chính là dịp để mỗi người cùng nhìn lại những cống hiến lớn lao cho no ấm và hòa bình của biết bao thế hệ đi trước và cũng tự nhìn lại mình để tự hỏi: “Tôi đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay!” và lại nhớ về lời kêu gọi của Bác gần 70 năm trước: “Khi nạn ngoại xâm ào ạt đến, nó như một trận lụt to. Nó đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ quốc. Nó đe dọa cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con của nhân dân ta. Trước cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta đã dũng cảm xông ra mặt trận. Họ quyết tâm đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào. Họ quyết hy sinh tính mệnh để giữ tính mệnh đồng bào. Họ quyết hy sinh gia đình và tài sản họ để bảo vệ gia đình và tài sản đồng bào. Họ quyết liều chết chống địch để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Họ là những chiến sĩ anh dũng của chúng ta. Trong đó có người đã bỏ lại một phần thân thể ở mặt trận, có người đã bỏ mình ở chiến trường. Đó là thương binh, đó là tử sĩ...”.
HOÀNG NGUYÊN
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接