当前位置:首页 > Thể thao

【kq mainz 05】Chật vật bố trí vốn ngân sách cho hạ tầng giao thông

nbspchat vat bo tri von ngan sach cho ha tang giao thong

Dự án cầu Cao Lãnh,ậtvậtbốtrívốnngânsáchchohạtầnggiaothôkq mainz 05 tỉnh Đồng Tháp, một dự án giao thông quan trọng của ĐBSCL, dự kiến khánh thành vào tháng 10-2017. Ảnh: Trung Chánh.

GRDP vùng ĐBSCL vượt 253.000 tỉ đồng

Ông Sơn Minh Thắng, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng sản phẩm trên địa bàn vùng ĐBSCL (GRDP) ước tăng trưởng 6,45% và đạt 253.700 tỉ đồng

Thông tin trên được ông Nhật nêu ra tại hội nghị “Sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017” của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, được tổ chức hôm nay, 29-6 tại thành phố Cần Thơ.

Tài liệu báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông cả nước giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 952.731 tỉ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước là 604.814 tỉ đồng và vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước là 347.917 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo tài liệu của Bộ GTVT, thông báo kế hoạch vốn giai đoạn 2016 - 2020, đơn vị này chỉ được bố trí 209.111 tỉ đồng, bao gồm vốn ODA là 97.221 tỉ đồng, vốn trong nước là 36.890 tỉ đồng và vốn trái phiếu chính phủ là 75.000 tỉ đồng.

Theo ông Nhật, trong số 75.000 tỉ đồng vốn trái phiếu chính phủ, thì có 5.000 tỉ đồng dành cho giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành và 70.000 tỉ đồng còn lại, theo nghị quyết 26 của Quốc hội dành cho các dự án quan trọng của quốc gia.

Tài liệu của Bộ GTVT cho hay, theo yêu cầu của nghị quyết Quốc hội và hướng dẫn của Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT chỉ được phẩn bổ chi tiết 90% số vốn được thông báo (209.111 tỉ đồng), tức chỉ có 188.200 tỉ đồng. “Như vậy, số vốn ngân sách nhà nước được phân bổ chỉ đáp ứng khoảng 31% tổng nhu cầu vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn ODA, vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ)”, theo báo cáo của Bộ GTVT.

Với tổng nhu cầu vốn và tiêu chi phân bổ như nêu trên, báo cáo của Bộ GTVT cho biết, sẽ không có dự án đường bộ nào trên cả nước được khởi công mới trong giai đoạn 2016-2020. Ngoại trừ, dự án cao tốc Bắc - Nam và 4 dự án đường sắt cấp bách, dự kiến sử dụng 70.000 tỉ đồng vốn trái phiếu chính phủ, nếu được Quốc hội thông qua trong thời gian sắp tới đây.

Cụ thể, theo ông Nhật, với nguồn vốn 70.000 tỉ đồng nêu trên, Thủ tướng Chính phủ dự kiến dành 55.000 tỉ đồng cho dự án cao tốc Bắc- Nam; trong số 15.000 tỉ đồng còn lại, thì 7.000 tỉ đồng dành cho 4 dự án quan trọng, cấp bách của đường sắt Bắc- Nam. Như vậy, trong số 8.000 tỉ đồng còn lại từ vốn trái phiếu chính phủ, Bộ GTVT đề xuất tổng vốn gần hơn 2.000 tỉ đồng cho quốc lộ 53 ở tỉnh Trà Vinh và quốc lộ 57 ở tỉnh Bến Tre. Đây là 2 dự án thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Tuy nhiên, ông Nhật cho rằng đề xuất vốn cho quốc lộ 53 và 57 cũng chưa chắc sẽ được thông qua.

Các dự án dang dở ở ĐBSCL

Theo Bộ GTVT, ĐBSCL hiện có 6 dự án triển khai dang dở với tổng mức đầu tư là 2.809 tỉ đồng, nhưng đến nay, chỉ mới cấp phát được khoảng 530 tỉ đồng dù 6 dự án này thuộc danh sách những dự án rất cấp bách. Trong số các dự án này có quốc lộ 61 ở Hậu Giang, quốc lộ 63 ở Cà Mau, quốc lộ 54, 30 ở Đồng Tháp, quốc lộ 91 ở An Giang...

“Chúng tôi đã đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chính phủ giúp xử lý vì tất cả các dự án này đang đầu tư dang dở, nhưng thiếu vốn”, ông Nhật nói.

Trong giai đoạn 2017 - 2020, vùng ĐBSCL có 17 dự án rất quan trọng cần đầu tư với tổng kinh phí đầu tư dự kiến là 23.000 tỉ đồng (trong đó, có một số dự án đặc biệt quan trọng như quốc lộ 57, 53, 30, 60, cầu Đại Ngãi…). “Chúng tôi dự kiến sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, nhưng vốn trái phiếu chỉ được cấp cho các dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có 55.000 tỉ đồng cho dự án cao tốc Bắc - Nam", ông Nhật cho biết.

Trong khi đó, đối với vốn ODA, hiện vùng ĐBSCL đang đầu tư hai cầu lớn là Cao Lãnh và Vàm Cống với tổng vốn khoảng 26.000 tỉ đồng và dự kiến sẽ khánh thành vào tháng 10/2017. Tiếp theo là dự án đầu tư tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi với tổng vốn 9.000 tỉ đồng, quy mô 4 làn xe lưu thông (tương đương 17 mét) và dự kiến hoàn thành trong năm 2018.

Ngoài ra, Bộ GTVT tải đang trình Chính phủ 6 dự án đưa vào kế hoạch xin sử dụng vốn ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), trong đó, có cầu Rạch Miễu 2, Mỹ Thuận 2, đường hành lang ven biển giai đoạn 2.

Đối với các dự án đầu tư BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), Bộ GTVT đã huy động được khoảng 29.000 tỉ tổng đầu tư vào 12 dự án trong vùng. Trong đó, 5 dự án đã đưa được vào sử dụng với tống mức đầu tư 7.000 tỉ đồng và 7 dự án đang triển khai với tổng mức đầu tư 22.000 tỉ đồng.

“Dự kiến Bộ GTVT tiếp tục kêu gọi thêm 4 dự án nữa, nhưng vùng ĐBSCL hiện có 10 trạm thu phí BOT, cho nên quan điểm của chúng tôi là hạn chế và chỉ xem xét một số tuyến quan trọng, chứ tại 13 tỉnh, thành mà làm 13 trạm thu phí BOT thì sẽ gây khó cho doanh nghiệp, nhân dân”, ông Nhật cho biết.

分享到: