【xỉu 2】Thận trọng khi tăng giá sách giáo khoa và học phí
时间:2025-01-10 16:40:17 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
Bộ Tài chính sẽ đánh giá tác động việc tăng giá lĩnh vực giáo dục, y tế trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định, tránh tác động tới lạm phát. Ảnh ĐH. |
Nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động của chính sách giá dịch vụ khám, chữa bệnh
Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), những tháng đầu năm, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục được giữ ổn định, hiện những nội dung phải điều chỉnh theo lộ trình vẫn đang được Bộ Y tế nghiên cứu để triển khai theo quy định.
Hiện nay, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đã thực hiện theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/người/tháng. Vừa qua, Bộ Y tế đã rà soát, lọc trùng từ 18.589 kỹ thuật trước đây còn 10.415 kỹ thuật thuộc 30 chuyên ngành khác nhau và gom thành 3.240 nhóm dịch vụ kỹ thuật để xây dựng giá.
Bộ Tài chính đang tiếp tục khảo sát 3.240 nhóm kỹ thuật này để đề xuất số nhóm kỹ thuật cần xây dựng giá bổ sung nếu chưa có. Đồng thời cập nhật lại giá nếu giá hoặc định mức kinh tế kỹ thuật không còn phù hợp. Dự kiến, hết năm 2022 mới hoàn thành xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và thực hiện khảo sát xây dựng giá dịch vụ.
Theo quy định của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 về quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thì năm 2021 hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá).
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Chính phủ đang có chủ trương chưa thực hiện điều chỉnh giá để không ảnh hưởng đến tác động của người dân. Bộ Y tế cũng đề xuất trong năm 2022 chưa thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bước 3 (tính chi phí quản lý) và bước 4 (tính chi phí khấu hao và chi phí khác) vào giá dịch khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Bộ Tài chính cho biết, vừa qua, Quốc hội đang thảo luận cho ý kiến vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Dự thảo ngày 12/4/2022 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã quy định việc xây dựng, quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về giá; và dự kiến bổ sung, thay đổi về cách tiếp cận giá thành theo quá trình phát sinh chi phí.
Để đảm báo tính kế thừa, thống nhất, khả thi triển khai và đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác quản lý nhà nước về giá dịch vụ khám chữa bệnh trong thời gian tới, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động của chính sách dự kiến đề xuất, những mục tiêu, nội dung sẽ đạt được để có cơ sở sửa đổi hoàn thiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và Luật Giá (sửa đổi).
Theo dõi sát biến động của giá dịch vụ giáo dục
Liên quan đến giá sách giáo khoa, Bộ Tài chính cho biết, hiện giá sách giáo khoa được quản lý theo quy định tại Luật Giáo dục, Luật Giá, theo đó giá sách giáo khoa thuộc danh mục mặt hàng thực hiện kê khai giá, không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, bình ổn giá.
Trong năm học 2022 – 2023, Bộ Tài chính đã chủ trì phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện tiếp nhận kê khai giá sách giáo khoa và có văn bản đề nghị các đơn vị rà soát và triển khai các biện pháp tiết kiệm chi phí (đặc biệt là một số chi phí như chi phí quản lý, chi phí quảng bá sách, lợi nhuận...) nhằm tiếp tục kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, chia sẻ với người tiêu dùng. Đến nay, các đơn vị đã kê khai điều chỉnh giảm giá sách giáo khoa, mức giảm phổ biến trong khoảng từ 5% -15% tùy từng cuốn sách.
Hiện Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Luật Giá sửa đổi và đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa Nhà nước định giá, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giá sách giáo khoa gắn với các yêu cầu về kỹ thuật, chuyên môn để sách giáo khoa có giá cả hợp lý, đồng thời đáp ứng yêu cầu chuyên môn trong giáo dục, đào tạo.
Trong khi chờ Luật Giá sửa đổi được Quốc hội thông qua và có hiệu lực, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận, rà soát chặt chẽ văn bản kê khai giá theo quy định pháp luật để bình ổn giá sách giáo khoa.
Theo Tổng cục Thống kê, ước tính việc tăng giá sách giáo khoa sẽ làm cho CPI bình quân cả nước năm 2022 tăng khoảng 0,05 điểm phần trăm.
Cùng với đó, giá dịch vụ giáo dục (học phí) đang thực hiện theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Theo đó, Chính phủ quy định khung, trần học phí cho từng năm học. Các địa phương (hội đồng nhân dân), đơn vị quyết định mức cụ thể học phí cho từng năm học trong phạm vi khung, trần học phí do Chính phủ quy định.
Trong tháng 6 vừa qua, một số trường đại học đã tuyên bố tăng học phí năm học 2022-2023 với mức tăng gấp đôi so với năm học trước đó. Theo Tổng cục Thống kê, ước tính theo đề xuất của Bộ giáo dục và Đào tạo đối với khung học phí năm học 2022-2023 giữ ổn định như năm học 2021-2022 và điều chỉnh học phí đối với giáo dục đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên không quá 15%/năm, dự kiến nhóm dịch vụ giáo dục sẽ làm CPI năm 2022 tăng khoảng 0,14 - 0,16 điểm phần trăm.
Trước biến động tăng của chỉ số giá tiêu dùng tăng theo giá xăng và lo ngại việc tăng giá tác động lên lạm phát, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá kỹ tác động của việc tăng học phí, nhất là tác động đến chỉ số giá tiêu dùng.
Tại Nghị quyết số 85/NQ-CP vừa ban hành ngày 9/7/2022, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá kỹ tác động của việc tăng học phí, nhất là tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, kịp thời đề xuất phương án phù hợp, khoa học, hiệu quả, sát với thực tiễn.
上一篇: Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
下一篇: Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
猜你喜欢
- Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế
- Phát triển thị trường văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới
- Chạnh lòng địa danh lịch sử quốc gia Cầu Cấm
- Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- Chưa ghi nhận người Việt thương vong trong động đất ở Đài Loan (Trung Quốc)
- Thiếu tướng Nguyễn Văn Long kiêm nhiệm Phó Chủ tịch UB An toàn giao thông Quốc gia
- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái dự Chương trình Lãnh đạo Cao cấp Việt Nam 2024
- Viettel tri ân khách hàng dịp Tết Ất Tỵ với loạt ưu đãi xuyên Tết