Hành trình của các nhà leo núi trong “Nguyệt quế đỏ” Ngôi trường có hai nhà vô địch Người Huế thực sự biết đến chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” từ khi Nguyễn Nguyễn Thái Bảo đem cầu truyền hình đầu tiên về cho Trường THPT chuyên Quốc Học. Cái tên Thái Bảo “hot” nhất năm 2005,ĐườnglênđỉnhOlympiađãsákết quả tỷ số đá banh đi đâu ai cũng tấm tắc ngợi khen cậu học trò xuất sắc. Có người hâm mộ đến mức đặt tên cho con trai là Thái Bảo. Tôi hiểu tâm trạng đầy phấn khích đó khi hết lần này sang lần khác, Thái Bảo thể hiện sự thông minh, tự tin và quyết đoán trước các đối thủ. Tiếc thay, Bảo không giành được vòng nguyệt quế khi chỉ thua nhà vô địch năm ấy đúng 10 điểm. Cầu truyền hình lại về Huế vào năm 2009. Ước mơ chinh phục vòng nguyệt quế ở “Đường lên đỉnh Olympia” mãnh liệt hơn lúc nào hết khi trước đó Nguyễn Mạnh Tấn lỡ hẹn trong trận chung kết. Năm ấy, trận đấu của Hồ Ngọc Hân được xem là hi hữu nhất khi có đến 5 nhà leo núi. Khán giả như đứng tim khi chứng kiến hành trình về đích đầy cam go của Hân để trở thành nhà vô địch “Đường lên đỉnh Olympia” đầu tiên đến từ Trường THPT chuyên Quốc Học. Người Huế không quên cảm giác khó tả mỗi khi cầu truyền hình về với Trường THPT chuyên Quốc Học. Nếu như tiếc nuối cho Thái Ngọc Huy ở trận chung kết vào năm 2011 thì 5 năm sau, niềm vui lại vỡ òa khi Hồ Đắc Thanh Chương, tự tin vượt qua các chướng ngại vật để sở hữu vòng nguyệt quế. Thanh Chương là “quán quân mặt lạnh”, giữ được số điểm chung kết năm cao kỷ lục với 340 điểm. Nguyễn Mạnh Dũng trở thành nhà vô địch trong cuộc thi “Nguyệt quế đỏ” 15 em tham gia chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” trong suốt hành trình dài khiến nhiều trường nể phục. Khán giả truyền hình không quên những chàng trai đến từ Trường THPT chuyên Quốc Học, thân thiện trong nụ cười, hiền hiền trong giọng nói, quyết đoán tự tin trong ánh mắt và luôn chiến đấu hết mình. Động lực của nhiều thí sinh Gần hai mươi năm trôi qua, sức hút của “Đường lên đỉnh Olympia” chưa bao giờ giảm. Nó hấp dẫn bởi đây là một cuộc đấu về trí tuệ dành cho học sinh có kiến thức và bản lĩnh. Thế nên, mỗi khi chương trình “Nguyệt quế đỏ” tuyển chọn gương mặt đại diện cho Trường THPT chuyên Quốc Học thì có đến trên 200 em đăng ký. Thành quả không tự dưng mà có, nhiều em ấp ủ ước mơ từ bé nên đã từ chối vào đội tuyển quốc gia, học đều các môn để chuẩn bị hành trình chinh phục đỉnh núi “Đường lên đỉnh Olympia” do VTV3 tổ chức. Có được vòng nguyệt quế để có chuyến du học sang Úc không phải là giấc mơ cuối cùng. Nguyễn Quang Anh, thí sinh dừng lại ở cuộc thi quý “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 15 cho rằng, em không còn là “mọt sách”. Từ chỗ sống trầm lặng và khép kín, em đã năng nổ, biết cách giao tiếp với xã hội hơn và tích cực tham gia vào nhiều hoạt động cộng đồng. Cũng như Quang Anh, nhiều em đã từng tham gia “Đường lên đỉnh Olympia” tiết lộ, cuộc thi đã làm động lực, giúp em quyết tâm hơn để đạt được nhiều điều mình muốn. Hơn nữa, những thí sinh bất luận đoạt giải hay không đều được ngôi nhà chung của “Đường lên đỉnh Olympia” tiếp sức, chia sẻ kinh nghiệm… trên hành trình tìm kiếm tri thức. Hồ Đắc Thanh Chương vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm 2016 Thầy giáo Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc Học, tự hào: Quốc Học là một trong hai trường trong cả nước có đến 5 lần đem cầu truyền hình về trường. Số nhà vô địch vẫn đứng đầu bảng. Hiện, những em đã tham gia “Đường lên đỉnh Olympia” đều học rất tốt ở các trường đại học danh tiếng trong nước cũng như nước ngoài. Có em đã trở về Huế làm việc, song không ít em vẫn còn du học hoặc đang làm luận án nghiên cứu sinh ở các nước có trình độ khoa học hiện đại. Hai nhà leo núi “nặng ký’’ Ba năm sau kể từ ngày Thanh Chương vô địch “Đường lên đỉnh Olympia”, học trò Huế lại hy vọng về Nguyễn Xuân Thành Đạt, học sinh lớp 11 chuyên toán. Thành Đạt có thành tích học tập đáng nể khi em từng đoạt giải Tạ Quang Bửu, giải thưởng dành cho học sinh có thành tích xuất sắc nhất khối 10. Kể từ khi biết mình lọt vào “tầm ngắm” của chương trình, Đạt thể hiện quyết tâm khi “nạp” kiến thức ở nhiều lĩnh vực và học mọi lúc, mọi nơi. Đặt niềm tin vào Đạt vì em học đều các môn và bản lĩnh thi đấu vững vàng như các “đàn anh’’ trước mọi cuộc thi. Sau Nguyễn Xuân Thành Đạt sẽ có Nguyễn Mạnh Dũng, học sinh lớp 10 Hóa 1 sẽ là người đại diện Quốc Học tham gia “Đường lên đỉnh Olympia 2020”. Không lạ khi kiến thức tổng hợp của Dũng khá ổn, trở thành quán quân của cuộc thi “Nguyệt quế đỏ” với số điểm thuyết phục. Theo Dũng, nắm được đường đi nước bước của chương trình vì em mê “Đường lên đỉnh Olympya” từ khi còn bé. Thế mạnh của Dũng là học các môn tự nhiên khi em từng là á khoa chuyên hóa của ngôi trường hồng. Tiếng Anh cũng là sở trường vì em đã có nhiều trải nghiệm qua các hoạt động giao lưu văn hóa với các trường quốc tế. “Em đang đào sâu kiến thức, cũng như giữ một cái đầu lạnh, một chiến thuật sáng suốt và một tâm thế thoải mái để chiến đấu hết mình trên con đường chinh phục đỉnh núi Olympia sắp tới”, Dũng cho biết. Theo Bí thư Chi đoàn Trường THPT chuyên Quốc Học Dương Thị Quỳnh Châu, đây là hai thí sinh xuất sắc nhất của chương trình “Nguyệt quế đỏ”. Các em sẽ được một ê kíp là những cựu học sinh Quốc Học và những người từng tham gia “Đường lên đỉnh Olympia” hỗ trợ nội dung, kỹ năng thi đấu. Đạt và Dũng đều có thời gian khá dài để luyện tập, có khi qua online, có khi ôn luyện trực tiếp. Tất cả đều ở tâm thế sẵn sàng… Hy vọng, sau Hồ Ngọc Hân, Hồ Đắc Thanh Chương... Nguyễn Xuân Thành Đạt và Nguyễn Mạnh Dũng sẽ là cái tên tiếp theo trên “Đường lên đỉnh Olympia”. Tôi vẫn tin, hành trình leo núi chinh phục tri thức của các em chưa bao giờ dừng lại. Khán giả truyền hình vẫn đang tiếp tục chờ đợi những chàng trai đến từ Quốc Học với màu sắc rất riêng trong một sân chơi trí tuệ. Bài: Huế Thu Ảnh: Lê Thọ - CTV |