【đội hình liverpool gặp barça】Thủ tướng: Tiêu cực, tham nhũng trong những dự án thiên tai là tội ác

thu tuong tieu cuc tham nhung trong nhung du an thien tai la toi ac

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp về tình hình sạt lở bờ biển và bồi lấp cửa sông 13 tỉnh ven biển miền Trung sáng 7/11.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo một số bộ, ngành và các tỉnh miền Trung. Đây là cuộc làm việc thứ 3 về sạt lở đất thời gian qua do Thủ tướng Chính phủ chủ trì sau các cuộc làm việc với các tỉnh miền Bắc, miền Nam.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ cần đánh giá, nhìn nhận một cách tổng quát về tình hình sạt lở bờ biển và bồi lấp cửa sông, tàu thuyền đi lại khó khăn, từ đó, có các giải pháp công trình, phi công trình mang tính lâu dài. Trước mắt, theo Thủ tướng, sẽ quyết định khoản kinh phí cần thiết để hỗ trợ cho các tỉnh miền Trung giải quyết vấn đề cấp bách.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khu vực ven biển miền Trung từ Nghệ An đến Bình Thuận gồm 13 tỉnh, thành phố có chiều dài bờ biển 1.649 km cùng mạng lưới sông dày đặc với 48 cửa sông lớn, nhỏ đổ ra biển Đông (trung bình 34 km bờ biển có một cửa sông).

Những năm gần đây, đặc biệt từ sau trận mưa lũ lịch sử năm 1999, diễn biến xói lở bờ biển và bồi lấp cửa sông trong khu vực diễn ra phức tạp và nghiêm trọng với quy mô, mức độ ngày càng gia tăng. Các địa phương bị xói lở mạnh; tập trung nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận...

Sạt lở bờ biển đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhân dân cũng như phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đặc biệt là ở những khu vực xảy ra sạt lở nguy hiểm như sạt lở bờ biển đoạn qua xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế; sạt lở bờ biển Cửa Đại, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam; sạt lở bờ biển qua Xóm Rớ, phường Phú Đông và khu vực xã An Phú, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; sạt lở bờ biển tại các địa phương thuộc huyện Tuy Phong, TP. Phan Thiết, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận…

Bên cạnh hiện tượng sạt lở bờ biển, tình trạng bồi lắng các khu vực cửa sông cũng đang diễn ra phức tạp, điển hình như Cửa Lạch Vạn, Cửa Lạch Cờn (Nghệ An); Cửa Sót (Hà Tĩnh); Cửa sông Nhật Lệ (Quảng Bình); Cửa Đại (Quảng Ngãi); Cửa Tam Quan, Cửa An Dũ (Bình Định)…

Theo báo cáo của các địa phương, đến tháng 7/2018, dọc dải bờ biển miền Trung có 88 điểm sạt lở với tổng chiều dài hơn 120 km. Các địa phương mong muốn hỗ trợ kinh phí xử lý sạt lở bờ biển và bồi lấp cửa sông đối với 88 điểm này, trong đó, trước mắt tập trung vào 48 điểm cấp bách. Về bồi lấp cửa sông, có 40 điểm, trong đó các tỉnh đề nghị ưu tiên xử lý khẩn cấp 24 điểm.

thu tuong tieu cuc tham nhung trong nhung du an thien tai la toi ac
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp về tình hình sạt lở bờ biển và bồi lấp cửa sông các tỉnh ven biển miền Trung từ Nghệ An đến Bình Thuận

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò của biển đối với sự phát triển, 60% GDP của nước ta là từ các tỉnh, thành phố có biển.

Đánh giá cao các ý kiến phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng đồng ý, về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ trì đánh giá tổng thể căn bản tình trạng sạt lở bờ biển, sông, đưa ra các giải pháp chủ động gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Từ đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân và địa phương thích ứng, phòng chống và xử lý vấn đề môi trường.

“Chúng ta quán triệt tinh thần bảo vệ tính mạng, tài sản người dân, các di sản văn hóa, giảm thiểu tối đa thiệt hại những khu vực bị ảnh hưởng. Cũng tinh thần 4 tại chỗ, nên phải chủ động hơn nữa trong quy hoạch, trong sử dụng, trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương mình”, Thủ tướng nói và dẫn ví dụ, có địa phương làm khách sạn ở khu vực cách đây 5 – 7 năm là bãi bồi, bây giờ bị sạt lở.

Nhất trí cho rằng các biện pháp trước mắt phải gắn với lâu dài, Thủ tướng nêu rõ cách làm là giao Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng trong quản lý vốn, xử lý thủ tục đầu tư, đi cùng với tăng cường kiểm tra việc thực hiện.

“Nói công trình này cấp bách, theo Luật Đấu thầu được chỉ định thầu, nhưng chỉ định nhà thầu không biết làm, tiền vào túi cá nhân là thành câu chuyện tiêu cực, tham nhũng trong những dự án thiên tai này là tội ác”. Đồng tiền hạt gạo của người dân phải sử dụng đúng mục đích, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp cùng các bộ liên quan bố trí, phân bổ hợp lý trong tổng nguồn vốn hỗ trợ mà Thủ tướng quyết định cho các địa phương, xếp theo thứ tự ưu tiên và mức độ cấp bách. Bên cạnh nguồn vốn Nhà nước, cần huy động xã hội hóa, các nguồn lực quốc tế, các nguồn vốn ODA.

Theo Thủ tướng, các cửa sông phải được nạo vét để thông thủy, bảo đảm thuyền qua lại và cuộc sống của người dân, nhất là cửa sông có tàu thuyền đánh cá vào ra nhiều. Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tăng cường huy động xã hội hóa để hạn chế việc sử dụng ngân sách.

Ngoài việc UBND các tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng quy định, theo thứ tự ưu tiên, kết hợp dự án nạo vét với bù cát chống sạt lở, Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT hướng dẫn, có ý kiến về kỹ thuật để bảo đảm an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí; kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng.

Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai có hiệu quả.

Thủ tướng cũng nêu rõ, El Nino được dự báo sẽ tác động trực tiếp đến nước ta, trước hết là các tỉnh miền Trung, cho nên Bộ NN&PTNT phải có chủ trương tích nước các hồ đập. Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cần phối hợp chặt chẽ về kế hoạch phát điện và tích nước cho mùa hạn sắp tới.

La liga
上一篇:Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
下一篇:‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’