Dù công việc khá nặng nhọc,ậnđờiphụnữvớinghềbốtỷ số đá bóng việt nam hôm nay nhưng những phụ nữ làm nghề khuân vác trên địa bàn tỉnh với mong muốn là có thêm nguồn thu nhập để nuôi sống gia đình.
Những người nữ làm nghề bốc vác củi cho các lò than ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành.
Trong những ngày giáp tết, hầu như các cơ sở sản xuất, hay người làm dịch vụ kinh doanh ai cũng bộn bề nhanh tay làm ra sản phẩm để kịp bán ra dịp tết. Ở những xóm lò than trên địa bàn các xã như Tân Thành, Đại Thành, thị xã Ngã Bảy và xã Phú Tân, huyện Châu Thành, người làm công cho các lò than cũng không kém phần bận rộn. Người xuất than ra lò cân bán cho thương lái, người khuân vác củi từ ghe lên bờ, người đưa củi vào lò, đốt than nhóm lửa… Trời đã trưa, chị Sáu Tuyền (Nguyễn Thị Tuyền) cùng 5-6 chị em khác, đều là những người làm nghề vác củi cho các lò than. Người ở tỉnh Sóc Trăng, người Trà Vinh, người tỉnh Vĩnh Long, người Đồng Tháp… ngồi tụm lại dưới bóng mát tán cây, bày mâm dọn chén ăn bữa cơm trưa. Họ đều là những người lao động nữ đến từ nhiều địa phương khác nhau, nhưng có chung hoàn cảnh nghèo nên tự tìm đến những lò hầm than ở đây làm mướn.
Lau khô giọt mồ hôi chảy dài trên khuôn mặt sạm đen vì nắng bụi, chị Tuyền tâm sự: “Làm nghề này không khó, nhưng đòi hỏi phải có sức khỏe, nếu không quen sẽ không trụ được lâu dài”. Công việc khuân, vác củi từ dưới ghe lên bờ không nhẹ, mỗi khúc củi tươi nhẹ gì cũng 5-10kg, đáng lý ra công việc này là của cánh đàn ông, nhưng vì miếng cơm, manh áo để nuôi sống gia đình họ phải chấp nhận. Như chị Dậu, quê tận Trà Vinh đã có hơn 10 năm làm nghề bốc vác củi cho các lò than ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cũng là người có nhiều kinh nghiệm trong nghề bốc vác, bởi lúc nhỏ chị đã theo cha từ dưới quê lên Sài Gòn mưu sinh. Từ nhỏ, chị đã làm quen với nghề khuân vác ở chợ Cầu Muối, cùng chung với những phận nghèo từ bao xóm nhỏ tụ họp về đây. Một ngày kia, mẹ chị lâm bệnh nặng không thể làm gì được, kinh tế gia đình đè nặng lên đôi vai người phụ nữ nhỏ bé này, chị cật lực lao động để có tiền chăm sóc mẹ và người cháu trai lúc đó mới 10 tuổi. Rồi giờ đây, khi mẹ đã “đi xa”, chị lại tiếp tục nuôi dưỡng người chị tuổi cũng đã ngoài 60. Cứ mải mê công việc kiếm tiền phụ giúp gia đình nên chị đã quên rồi cái tuổi xuân xanh thời con gái. Mỗi ngày, chị có thể vác đến hàng trăm lóng củi, thu nhập 200.000-300.000 đồng/ngày.
Chỉ ngồi không nhìn công việc các chị đang làm mà tôi đã toát mồ hôi, với những khúc củi tươi nặng hàng chục ký trên vai gầy người phụ nữ. Ấy vậy mà đôi chân nhỏ bé các chị vẫn bước đi thoăn thoắt trên chiếc đòn dài mà tôi tưởng chỉ có những thanh niên lực lưỡng mới cáng đáng nổi. Chia sẻ với tôi, chị Hoa, nhà ở Vĩnh Long cho biết gia đình chị chỉ có 1,5 công ruộng, nhưng có đến 6 người ăn, trong đó 3 đứa con đang tuổi ăn học, chồng chị thì sức khỏe yếu, bởi vậy chị phải gánh vác cả gia đình. Vì vậy, cho dù công việc có nặng nhọc, chỉ cần ở đâu đó có người thuê mướn bốc vác, gánh gạch, phụ hồ, dọn dẹp nhà cửa… là chị nhận làm ngay. Tuy vất vả, nhưng các chị đều có chung một ước nguyện là mong có được việc làm thường xuyên để có tiền lo cho con ăn học và nuôi sống gia đình.
Chia tay các chị, khi mặt trời đã xế chiều, một số chị cũng vội úp chiếc nón lá chìm vào giấc ngủ dưới bóng cây giữa trời nắng nóng. Nhìn những giấc ngủ qua loa của các chị, tôi tự hỏi rồi ngày mưa các chị sẽ ra sao? Tôi chỉ biết mong rằng đôi chân và bờ vai các chị được luôn cứng cỏi để còn đủ sức chăm lo cho cuộc sống gia đình.
Bài, ảnh: QUANG HẢI