VHO - Ngày 24.10 tại TP Hải Phòng,áthuyvaitròcủabảohộbảnquyềntrongpháttriểncôngnghiệpvănhoákq leeds Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Hội thảo về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá (CNVH), công nghiệp sáng tạo – Vai trò của bảo hộ bản quyền tác giả trong phát triển một số lĩnh vực CNVH. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phòng chủ trì Hội thảo.
Đồng chủ trì có Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Trần Hoàng. Cùng dự có đại diện một số đơn vị thuộc Bộ VHTTDL; đại diện các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan, các cơ quan quản lý và thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan…
Hội thảo được tổ chức với mục đích tuyên truyền, phổ biến tổng quan các quy định mới về quyền tác giả, quyền liên quan; tiếp tục thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Trần Hoàng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn trăn trở, nỗ lực phát triển cơ chế, chính sách để khuyến khích đội ngũ văn nghệ sĩ, người sáng tạo nghệ thuật sáng tạo ra nhiều tác phẩm chất lượng phục vụ công chúng.
Nghị định số 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với các tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác ra đời đã góp phần khích lệ, động viên đời sống văn nghệ sĩ.
Trong phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong nhấn mạnh, phát triển các ngành CNVH là chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Hiện tại, Chính phủ đã giao Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cùng với đó, nhằm thực hiện những chỉ đạo của Chính phủ về phát triển các ngành CNVH, Bộ VHTTDL đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể trong thời gian qua.
Gần đây nhất, Chương trình xúc tiến Du lịch – Điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ được tổ chức thành công đã giúp các nhà làm phim quốc tế có cái nhìn rõ nét về tiềm năng phát triển điện ảnh của Việt Nam, đặc biệt là thế mạnh về trường quay tự nhiên. Cùng với đó, tiềm năng về phát triển du lịch, trong đó có du lịch văn hoá của Việt Nam cũng được quảng bá rộng rãi đến bạn bè quốc tế.
Thứ trưởng Hồ An Phong cho biết thêm, trong phát triển CNVH, một trong những yếu tố quan trọng là phải có chính sách chi trả thù lao, nhuận bút hợp lý cho văn nghệ sĩ, người sáng tạo. Việc chi trả phải phù hợp với ngân sách nhà nước nhưng vẫn đảm bảo khích lệ sự sáng tạo.
“Cùng với đó, vấn đề bảo hộ quyền tác giả trong phát triển CNVH phải được chú trọng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Nhiều nhà đầu tư chỉ đầu tư vào phát triển các ngành CNVH khi thấy những quy định về bảo hộ bản quyền được thực thi nghiêm túc. Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý và các chính sách trong lĩnh vực này”, Thứ trưởng Hồ An Phong cho hay.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và góp ý về một số nội dung liên quan như vai trò của bảo hộ bản quyền tác giả trong phát triển một số lĩnh vực CNVH (điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh) và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
Hội thảo cũng tập trung trao đổi những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị và góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 21/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với các tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
Các đại biểu khẳng định, phát triển các ngành CNVH, công nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa luôn gắn liền với vai trò của bảo hộ bản quyền.
Cơ chế như thế nào để khuyến khích đội ngũ văn nghệ sĩ, người sáng tạo nghệ thuật sáng tạo ra nhiều tác phẩm chất lượng tốt phục vụ công chúng luôn là trăn trở của Đảng, Nhà nước.
Đối với Nghị định số 21/2015/NĐ-CP, Nghị định ra đời đã góp phần xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chính sách thúc đẩy phát triển văn học, nghệ thuật (VHNT) theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16.6.2008 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục xây dựng và phát triển VHNT thuật trong thời kỳ mới.
Nghị định đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước trong việc xây dựng dự toán và thanh, quyết toán kinh phí chi trả nhuận bút, thù lao hàng năm; góp phần thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động sáng tạo và phổ biến các giá trị VHNT và khoa học, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và nhu cầu hưởng thụ của công chúng.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, qua thời gian, Nghị định cũng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần được nghiên cứu, đánh giá để sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Trong đó, Nghị định chưa bao quát được đầy đủ các chức danh, thể loại, hình thức tác phẩm, nhất là thể loại, hình thức mới xuất hiện. Từ đó, tạo nên khó khăn khi vận dụng chi trả nhuận bút, thù lao đối với các thành phần tham gia sáng tạo các thể loại, hình thức tác phẩm này.
Do đó tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2015/NĐ-CP cần mở rộng chức danh được hưởng nhuận bút, thù lao.
Ngoài ra, cần tăng mức hưởng đối với một số chức danh để phù hợp với vị trí đảm nhiệm cũng như công sức bỏ ra trong quá trình sáng tạo tác phẩm.
顶: 93踩: 99576
【kq leeds】Phát huy vai trò của bảo hộ bản quyền trong phát triển công nghiệp văn hoá
人参与 | 时间:2025-01-10 11:22:17
相关文章
- Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- Giá hạt tiêu hôm nay ngày 30/3 duy trì ở mức 77.500 – 80.000 đồng/kg
- Việt Nam – Campuchia: Đưa hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư thành điểm nhấn quan trọng
- Giá đồng euro lần đầu tiên giảm thấp kỷ lục trong vòng 2 năm
- Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- Luật Dữ liệu sẽ củng cố các biện pháp bảo mật?
- Quy định mới về chứng chỉ phụ trợ bảo hiểm
- Những lưu ý quan trọng khi mua bán đất tránh rủi ro
- Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
- Thương Tín làm đạo diễn, chăm chỉ kiếm tiền nuôi vợ 4 và con nhỏ
评论专区