【soi kèo mc vs crystal palace】“Dân là gốc”
Điểm nổi bật trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Chơn Thành là huy động sức dân để làm lợi cho dân. Trong ảnh: Cổng chào khu dân cư văn hóa ấp 4,Dsoi kèo mc vs crystal palace xã Nha Bích - Ảnh tư liệu
Sáng 26-1-2021, tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Nội dung báo cáo đã khẳng định: Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước…, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Và để có được thành quả to lớn đó, một trong những bài học quý báu được rút ra là:
Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Vậy tại sao nội hàm của thuật ngữ “dân là gốc” lại được Đảng ta xác định là bài học vô cùng quan trọng và quý báu đến vậy? Trước hết vì, “dân là gốc” không phải là một tư tưởng, một phát kiến của riêng cá nhân hay quốc gia nào trên hành tinh này. Mà đây là một giá trị đã được mặc định của nhân loại kể từ khi trên trái đất xuất hiện hình thái nhà nước đầu tiên, ở cả phương Đông lẫn phương Tây. Cụ thể là ở thiên Ngũ Tử chi ca, trong sách Kinh Thư - một trong các bộ kinh điển của Nho gia, là bộ tổng tập các văn kiện thời Tiên Tần, với nội dung ghi chép chủ yếu là các đối thoại giữa vua tôi các triều đại thời nhà Hạ, Thương, Chu… của Trung Hoa cổ đại, đã có câu: “Dân duy bang bản, bản cố bang ninh”. Nghĩa của câu này được hiểu: Dân chính là gốc rễ của đất nước, gốc rễ có vững chắc thì nước mới yên ổn. Và Tuân Tử, một triết gia ở Trung Hoa (298-238 trước Công nguyên) vào cuối đời Chiến Quốc cũng từng viết rằng: “Dân là nước, nước có thể chở thuyền mà cũng có thể làm lật thuyền”. Ý nghĩa của câu này được hiểu rằng: Dân là nguồn sức mạnh, nguồn sống của đất nước, dân có được yên ổn thì đất nước mới được yên ổn, dân có được ấm no thì đất nước mới có thể giàu mạnh, hùng cường.
Là quốc gia láng giềng nên Việt Nam đã bị ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng Nho giáo. Tuy nhiên, tư tưởng Nho giáo thuần túy Trung Hoa khi du nhập vào Việt Nam đã được tổ tiên chúng ta sàng lọc và Việt hóa dần cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên cũng như phong tục, tập quán của đất nước, cuộc sống của người dân. Ví như cũng là tư tưởng trọng dân, xem dân là gốc rễ của quốc gia, nhưng Trần Hưng Đạo ở thế kỷ thứ XIII lại có cách nghĩ, cách hiểu và cách ứng xử hoàn toàn khác với đạo Nho. Câu chuyện về ông cách đây 720 năm là một minh chứng. Khi ông bị bệnh nặng khó qua khỏi, vua Trần Anh Tông đã tới thăm và có hỏi ông về kế sách giữ nước. Khi ấy, Hưng Đạo Vương căn dặn Anh Tông hoàng đế rằng: Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, là thượng sách giữ nước.
Bài học về lòng dân của nhà Hồ cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Khi đó, vì cha con nhà Hồ Quý Ly làm việc trái đạo lại không biết dựa vào dân nên thất bại trước giặc Minh, dẫn đến nước mất, nhà tan, nhân dân phải chịu cảnh lầm than, cơ cực. Chính câu nói của Tả tướng Hồ Nguyên Trừng - con trai Hồ Quý Ly, đã chỉ ra nguyên nhân thất bại của nhà Hồ: Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo. Đến thời Hậu Lê, tư tưởng lấy “dân làm gốc” đã được nhà chính trị, quân sự, ngoại giao kiệt xuất Nguyễn Trãi khái quát cô đọng ngọn nguồn và triết lý thắng lợi của nhà Lê là: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” và “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Danh nhân văn hóa - Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết: “Cổ lai quốc dĩ dân vi bản/Đắc quốc ưng trí tại đắc dân”. Nghĩa là: Từ xưa đến nay, nước lấy dân làm gốc; Được nước nên biết là ở chỗ được dân.
Ngày nay, có rất nhiều người từng nghe, từng đọc nhiều lần thuật ngữ “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Tuy nhiên, hoàn cảnh ra đời cũng như tác giả của thuật ngữ này thì lại không mấy ai để ý và biết đến. Đó là tư tưởng được tổng thống thứ 16 của nước Mỹ là Abraham Lincoln nói ra lần đầu tiên cách nay 158 năm, trong diễn văn Gettysburg nổi tiếng tại lễ khánh thành Nghĩa trang Quốc gia vào ngày 19-11-1863. Khi đó, Tổng thống Lincoln đã phát biểu rằng: “… một chính phủ của dân, do dân, vì dân sẽ không bao giờ lụi tàn khỏi trái đất này”. Từ những phân tích nêu trên cho thấy, dù là ở bất kỳ quốc gia nào, vào bất cứ thời kỳ nào, người quản lý đất nước phải bằng đường lối và mọi hành động phải thấm nhuần tư tưởng “dĩ dân vi bản”, tức là coi trọng nhân dân, lấy nhân dân làm gốc.
Cũng là tư tưởng “dân là gốc”, nhưng với dân tộc Việt Nam, tư tưởng ấy là sự kết tinh tất cả tinh hoa của nhân loại thông qua sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước. Và từ ngàn đời nay, tư tưởng này đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc. Phát huy truyền thống của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng tầm lý luận về tư tưởng “dân là gốc” lên thành nguyên tắc bất di bất dịch, rằng: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” (Hồ Chí Minh toàn tập, t8, tr276, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2000).
Thực hiện lời dạy của Người, tại Đại hội lần thứ XIII vừa qua, Đảng ta đã cụ thể hóa nguyên tắc “dân là gốc” thành phương châm hành động của cả hệ thống chính trị là: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đồng thời, “mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”. Đây chính là cội nguồn sức mạnh của dân tộc để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thành công khát vọng “sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
相关文章
Kinh ngạc em bé sinh ra từ phôi thai đông lạnh cách đây 14 năm
Ảnh minh họa. (Nguồn: Fotolia)Đây là trường hợp lưu trữ phôi dài kỷ lục mà vẫn giữ được khả năng phá2025-01-27Thủ tướng: Binh đoàn 12 cần sẵn sàng tham gia dự án đường sắt cao tốc, cảng biển
Thủ tướng: Binh đoàn 12 cần sẵn sàng tham gia dự án đường sắt tốc độ cao, cảng biển2025-01-27Cháy nhà kho rộng hàng trăm m2 trong đêm, nhiều tài sản bị thiêu rụi
Khoảng 20h40 ngày 1/5, người dân sinh sống tại đường D6, phường Phước Long B phát hiện cột khói bốc2025-01-27Lễ 30/4: Nắng nóng gay gắt, dân chen nhau 'ngạt thở' ở Thảo Cầm Viên
Trưa 30/4, khu vui chơi Thảo Cầm Viên (quận 1, TP.HCM) đông nghẹt người từ ngoài cổng vào tận khu vự2025-01-27Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
Cục Hàng không Việt Nam vừa có Công điện gửi các đơn vị liên2025-01-27‘Vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt’
‘Vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt’- chiến thuật gây bất ngờ ở Điện Biên Phủ2025-01-27
最新评论