当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【tỷ số hiroshima】Chỉ số PCI liên tục tụt hạng: Doanh nghiệp dân doanh muốn nói điều gì?

Báo Cà MauCần nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng về nguyên nhân chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Cà Mau liên tiếp tụt hạng dưới góc nhìn từ phía doanh nghiệp. Vì các chỉ số này được xem là “tiếng nói” quan trọng của doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh địa phương của tỉnh Cà Mau…

Cần nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng về nguyên nhân chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Cà Mau liên tiếp tụt hạng dưới góc nhìn từ phía doanh nghiệp. Vì các chỉ số này được xem là “tiếng nói” quan trọng của doanh nghiệp dân doanh về môi trường kinh doanh địa phương của tỉnh Cà Mau…

Dưới góc nhìn của người nghiên cứu và hoạch định chính sách của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, có thể dễ dàng nhận thấy 10 chỉ số thành phần PCI được tạo thành có tác động qua lại và có tầm ảnh hưởng khác nhau trên từng trọng số. Từ những chỉ số cấu thành này, các nhà khoa học đã nghiên cứu dùng phương pháp hồi quy đa biến để tính toán tầm quan trọng của mỗi chỉ số cấu thành đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân tại từng địa phương, từ đó xây dựng nên trọng số của từng chỉ số cấu thành. Trên cơ sở 10 chỉ số cấu thành, PCI tính được cho từng tỉnh bằng trung bình cộng gia quyền.

Chỉ số PCI tụt hạng liên tục làm cho việc kêu gọi đầu tư gặp khó, các đơn vị đang kinh doanh vẫn phải chịu nhiều chi phí.  Ảnh: HOÀNG VŨ

Quá trình tính toán cho thấy, cứ 1 điểm tăng lên khi đánh giá về chi phí gia nhập thị trường thì sẽ kéo theo việc tăng 15% vốn đầu tư tư nhân tính trên đầu người. Tương tự như vậy, mức tăng vốn đầu tư sẽ đạt 10% nếu tăng 1 điểm về tính minh bạch. Trong khi đó, 1 điểm tăng lên cho yếu tố đất đai hay chi phí không chính thức thì chỉ làm tăng lần lượt 6% và 2% về vốn đầu tư. Thậm chí việc tăng điểm cho chỉ số về thực hiện chính sách Trung ương không hề giúp tăng mức đầu tư.

Từ thực tiễn đó, PCI đã đưa ra bảng đánh giá về tầm quan trọng của từng chỉ số cấu thành, cũng chính là mức độ ảnh hưởng đối với việc phát triển kinh tế tư nhân tại địa phương. Theo đó, 3 chỉ số cấu thành quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến đầu tư của khu vực tư nhân là chi phí gia nhập thị trường; tính năng động, tiên phong của lãnh đạo tỉnh và tính minh bạch.

Xây dựng các chỉ số này được dựa vào kết quả từ phiếu điều tra doanh nghiệp, tỷ lệ phản hồi trả lời để đảm bảo tính đại diện của mẫu điều tra, kết hợp với số liệu thống kê có sẵn, các cuộc phỏng vấn bên thứ 3 như Ngân hàng Nhà nước, các công ty bất động sản, hiệp hội doanh nghiệp…

Quá trình đánh giá, xếp hạng được dựa trên cơ sở các thông tin phản hồi đánh giá từ phía doanh nghiệp và chỉ có doanh nghiệp hiểu hơn ai hết môi trường kinh doanh của chính mình. Không phải bất cứ những khó khăn, bất cập nào cũng được doanh nghiệp phản ánh. Chưa nói đến việc có môi trường thuận lợi để phản ánh kiến nghị và kết quả tiếp nhận, chất lượng xử lý, giải quyết hiệu quả những khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp đang phải đối mặt.

Năm 2013, Sở Kế hoạch và Đầu tư Cà Mau tổ chức đối thoại với doanh nghiệp. Sự kiện này đón nhận sự đồng tình khá cao của cộng đồng doanh nghiệp. Nhiều phản ánh, kiến nghị được nêu ra thẳng thắn, chất lượng. Năm 2014, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tổ chức cuộc đối thoại nhưng số lượng tham gia không nhiều, tuy nhiên cũng nhận được khá nhiều phản ánh, kiến nghị. Năm 2015 đối thoại với doanh nghiệp không thực hiện được, nguyên nhân là do doanh nghiệp không phản hồi khi lấy phiếu khảo sát. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp không nhận được lợi ích gì từ những lần đối thoại trước đó.

Để đảm bảo việc duy trì lợi ích, mỗi doanh nghiệp có cách làm riêng biệt cho mình. Từ đó hình thành loại hình hoạt động “doanh nghiệp thân quen”, được đánh giá là mô hình hoạt động hữu hiệu hơn, làm cho tính cạnh tranh bình đẳng trong môi trường kinh doanh bị biến dạng. Thiết chế pháp lý chưa tạo được niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khi có phát sinh mâu thuẫn cần phải xử lý, các vụ tranh chấp đa phần kéo dài thời gian rất lâu, phải xử đi, xử lại nhiều lần, việc thi hành bản án có hiệu lực pháp luật là quá trình rất khó khăn và phức tạp không kém nên không ít doanh nghiệp tìm cách hình sự hoá các mối quan hệ dân sự, kinh tế được xem là giải pháp giải quyết hữu hiệu nhất những bất đồng nảy sinh trong quá trình kinh doanh.

Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động doanh nghiệp theo kiểu nạnh ai nấy làm, rất nhiều cơ quan có thẩm quyền, cấp có thẩm quyền thực hiện tạo nên áp lực rất lớn cho doanh nghiệp và không kiểm soát được, làm cho chi phí không chính thức tăng cao, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp... Đây là những vấn đề được cộng đồng doanh nghiệp đang quan tâm.

Chỉ số PCI của Cà Mau tuột hạng liên tục là thông điệp rõ ràng từ cộng đồng doanh nghiệp dân doanh, phản ánh về môi trường kinh doanh tại địa phương của họ, cần có sự phân tích, đánh giá để có những giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững, hiệu quả.

Chỉ số PCI còn là kênh thông tin tham khảo tin cậy về địa điểm đầu tư, là động lực cải cách quan trọng đối với môi trường kinh doanh cấp tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp từ Trung ương xuống cấp tỉnh diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Kinh nghiệm cho thấy, ý nghĩa, mục đích của chỉ số này không chỉ dừng lại ở bảng xếp hạng như đã công bố mà vấn đề quan trọng hơn là ai sử dụng chỉ số này và sử dụng như thế nào? Phải coi chỉ số PCI là giấy chứng nhận công tác điều hành kinh tế của chính quyền địa phương, những khiếm khuyết trong điều hành kinh tế đều được doanh nghiệp ghi nhận qua từng chỉ số đã thể hiện rõ.

Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thường dựa vào kết quả xếp hạng chỉ số PCI để quyết định đầu tư vào những địa phương có nhiều điểm thuận lợi, vì thông qua chỉ số này giúp nhà đầu tư khoanh vùng các khoảng trống và cũng để chúng ta tiếp tục cải cách hoàn thiện chính mình. Để cải thiện môi trường cạnh tranh, trước hết phải vượt lên chính mình, cải thiện những thách thức chỉ ra qua kết quả điều tra PCI chứ không phải mục đích vượt lên bao nhiêu bậc.

PCI là công cụ phản ánh mong muốn của doanh nghiệp, đồng thời là kênh đối thoại giúp doanh nghiệp bày tỏ quan điểm về các vấn đề trăn trở trong hoạt động kinh doanh. Việc nhận thức đầy đủ thông tin, thông điệp do chỉ số PCI cung cấp giúp chúng ta có điều kiện điều chỉnh công tác quản lý và các hệ thống pháp lý liên quan. Từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của địa phương và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp./.

Phạm Quốc Sử

分享到: