Nỗ lực,ọchóadầuBìnhSơnđạtdấumốclịchsửket qua tran tottenham tuân thủ, đoàn kết vì mục tiêu an toàn
Để có được thành tích trong công tác an toàn sức khỏe môi trường (ATSKMT) như trên là sự cam kết của các cấp lãnh đạo BSR; sự nỗ lực không ngừng, sự đoàn kết và tinh thần làm việc sáng tạo, ý thức tuân thủ các quy định, quy trình, hướng dẫn an toàn của mỗi người lao động khi làm việc tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất luôn tiềm ẩn các nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ và tai nạn lao động. Vì vậy, BSR đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, chương trình nhằm kiểm soát an toàn: Đẩy mạnh làm giàu văn hóa an toàn với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể trong công ty và lan tỏa đến các nhà thầu; Tiếp tục xem xét, cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý ATSKMT; Tổ chức đào tạo huấn luyện về an toàn cho cán bộ công nhân viên BSR và nhà thầu làm việc tại nhà máy; Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng công tác đảm bảo ATSKMT; Tổ chức khen thưởng, động viên người lao động làm việc an toàn…
BSR đã tập trung xây dựng hệ thống quản lý an toàn và được DNV đánh giá chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn OSHAS 18001:2007 và ISO 14001:2005 vào ngày 08/3/2011. Hệ thống quản lý an toàn BSR cũng được BSI đánh giá tái chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn ISO 45001:2018, ISO 14001:2015 vào ngày 19/02/2020, với 115 quy trình, hướng dẫn chuyên môn về an toàn, sức khỏe, môi trường, phòng cháy chữa cháy (PCCC). Ngoài ra, hệ thống quản lý ATSKMT của BSR còn được đánh giá bởi các đơn vị thứ 3 như PSRG (USA), Dupont Sustainable Solution để tìm cơ hội cải tiến liên tục.
BSR đã xây dựng 125 kịch bản ứng phó sự cố và cứu nạn cứu hộ (CNCH) và định kỳ thực tập. Hàng năm, BSR đã tổ chức 70-80 đợt thực tập phòng cháy chữa cháy, tràn dầu và tràn đổ hóa chất; 100% các thiết bị/hệ thống quan trọng được kiểm tra phát hiện và những hỏng hóc được đề xuất khắc phục kịp thời; lực lượng chữa cháy chuyên ngành được đào tạo/tập luyện kỹ năng PCCC và CNCH.
BSR đã thành lập Đội PCCC cơ sở với 50 nhân sự. Đội PCCC làm việc theo chế độ 2 ca 4 kíp thường trực 24/24h tại nhà máy để ứng phó kịp thời với các sự cố xảy ra. Đội PCCC thường xuyên được Cảnh sát PCCC tỉnh Quảng Ngãi đào tạo, huấn luyện và tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước. Công ty cũng đã thành lập Đội PCCC kiêm nhiệm tại các khu vực sản xuất với 160 người trực tiếp vận hành và bảo dưỡng tại nhà máy đáp ứng yêu cầu ứng phó sự cố tại chỗ, khẩn cấp.
Từ năm 2021 đến nay, BSR đã tổ chức 65 khóa đào tạo ATSKMT cho 9117 lượt cán bộ nhân viên với 51.067 giờ công, trung bình đạt 34 giờ công/người/năm.
BSR cũng triển khai áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý an ninh, an toàn như: nâng cấp chức năng quản lý tai nạn sự cố; quản lý thiết bị PCCC, thiết bị an toàn; triển khai việc xử lý các khuyến nghị về an toàn; quản lý tình trạng kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị… trên phầm mềm CMMS. Ngoài ra, còn có các hệ thống như CPMS cho đăng ký ra vào nhà máy, học và thi thông qua hệ thống E-Test/Elearning.
Chú trọng xây dựng văn hóa an toàn
35 triệu giờ công an toàn của BSR được lấy mốc từ ngày 02/6/2014 và nhân sự nhà thầu đóng góp khoảng 30%.
Văn hóa an toàn tại BSR được xây dựng dựa trên nền tảng: Sự cam kết của lãnh đạo về an toàn; sự quan tâm chia sẻ các mối nguy hiểm, các tác động của nó đối với con người, môi trường và máy móc thiết bị; Đánh giá thực tế và linh hoạt các nguyên tắc phòng ngừa mối nguy hiểm; Sự phản ánh liên tục thông qua phân tích, giám sát, và thông tin phản hồi từ người lao động.
BSR thường xuyên tổ chức chương trình “Hse Mass Toolbox Talk” với chủ đề theo tháng cho nhân sự nhà thầu xoay quanh các vấn đề làm việc an toàn tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: Làm việc trên cao, làm việc trong không gian hạn chế, làm việc khi trời nắng nóng, làm việc với giàn giáo, tăng cường văn hóa an toàn trước khi làm việc… Chương trình đã cung cấp cho nhân sự nhà thầu những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công tác an toàn.
Tháng 5/2013, BSR triển khai áp chương trình SAO (quan sát hành vi an toàn) trong toàn công ty. Đến nay đã có 244.500 thẻ SAO được ban hành với chất lượng các nội dung quan sát trong thẻ ngày càng tăng, góp phần nâng cao ý thức và kỷ luật về an toàn cho người lao động, giảm thiểu rủi ro cho con người, nhà máy, công ty. Qua chương trình, đã có 13.753 khuyến nghị được các bộ phận liên quan tổ chức khắc phục xử lý. Đây cũng là công cụ để phát huy được sức mạnh trí tuệ của tập thể người lao động trong nhận diện và kiểm soát các mối nguy hiểm, cải thiện môi trường làm việc an toàn.
Năm 2022 và những năm tiếp theo, nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của BSR là vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất an toàn, ổn định và hiệu quả trong bối cảnh Nhà máy thực hiện Bảo dưỡng tổng thể lần 5 với hơn 4000 nhân sự tham gia và thiên tai ngày càng khắc nghiệt.
Tổng Giám đốc BSR Bùi Ngọc Dương nhận định: “Dấu mốc 35 triệu giờ công an toàn không có tai nạn lao động gây mất ngày công là thành quả của quá trình xây dựng và cải tiến văn hoá an toàn liên tục. Chúng tôi tin tưởng văn hoá an toàn sẽ tiếp tục được củng cố và phát huy ở mỗi người lao động BSR. Tập thể Ban lãnh đạo, người lao động BSR, nhà thầu và đối tác của BSR cùng chung tay cam kết: “Tôi chịu trách nhiệm an toàn cho bản thân, đồng nghiệp và nhà máy” để cùng nhau xây dựng và tiến đến những mục tiêu an toàn cao hơn, bền vững hơn”.
BSR và nhà thầu tiếp tục nỗ lực phấn đấu, sáng tạo, cải tiến không ngừng các biện pháp làm việc an toàn để vượt qua các khó khăn, thách thức, hoàn thành mục tiêu: “Đi làm an toàn, làm việc an toàn để trở về nhà hạnh phúc cùng gia đình”.
Đức Chính