Phe ủng hộ Anh “ở lại” nhìn ra những cạm bẫy kinh tế trầm trọng nếu người Anh lựa chọn gạt sang một bên mối quan hệ với khối 28 nước,ệlụykinhtếtoàncầunếunướcAnhrờikhỏlich bóng đá ngày mai bao gồm một sự giảm sút trong giao thương, sản lượng kinh tế và ảnh hưởng toàn cầu. Còn phía ủng hộ Anh “ra đi” thì nhìn thấy cơ hội cho Anh độc lập hơn trong vấn đề biên giới, xã hội, các chương trình kinh tế và các quy tắc của họ. Khảo sát gần đây cho thấy người Anh đứng về hai phe khá cân bằng. Dưới đây là bốn yếu tố bị tác động rõ rệt trong kinh tế toàn cầu nếu vấn đề “Brexit” – Anh rời khỏi EU xảy đến: Thị trường chứng khoán Viễn cảnh của sự chia rẽ có thể dẫn tới sự xoay chuyển không ổn định của thị trường toàn thế giới khi cuộc trưng cầu dân ý đang tới gần. Alastair George - một chuyên viên phân tích đầu tư cho biết các nhà đầu tư quan ngại “Brexit có thể đại diện một mối đe dọa đối với địa vị của London như một trung tâm tài chính của Châu Âu. Các thành viên còn lại trong EU vẫn mong muốn sự phát triển của trung tâm tài chính mới này” – ông nói. Tổng thống Mỹ hy vọng cử tri nước Anh quyết định ở lại EUTheo một điều tra tháng 3 bởi các tổ chức BritishAmerican Business, gần như tất cả các công ty Mỹ đang điều hành ở Anh, 95% còn muốn tiếp tục ở lại trong EU. “Đưa tình trạng của Anh đặt cùng các lợi ích toàn cầu của Mỹ thì bất cứ cuộc đàm phán hay hành động nào cũng dẫn đến sự căng thẳng trong quan hệ Anh – Mỹ mang đến mối nguy hại tiềm ẩn với vấn đề chính của các công ty Mỹ”, trưởng nhóm chiến lược tiếp thị của ngân hàng Bank of America nói trong báo cáo tháng 2. Tăng trưởng kinh tế Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) xem vấn để Brexit như mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu đang yếu kém. Nhiều nghiên cứu kết luận sự ra đi của Anh sẽ làm tổn thương sự tăng trưởng kinh tế Anh, một trong những điểm sáng của nền kinh tế toàn cầu. Theo báo cáo của Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết vấn đề Brexit “sẽ để lại hậu quả dai dẳng đối với các hoạt động kinh tế ở Anh và sẽ dẫn đến hiệu ứng tiêu cực lan tỏa đến nhiều nơi khác, đặc biệt các nước còn lại ở Châu Âu”. Báo cáo của Capital Economics nhấn mạnh rằng “các trường kinh tế ở Anh dự đoán sự ra đi của nước này khỏi EU và việc tham gia vào Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) sẽ giảm ít nhất 2,2% đối với viễn cảnh lạc quan của Anh và từ 6,3% đến 9,5% về viễn cảnh bi quan của nước này”. Các nghiên cứu khác ít bi quan hơn. “Tổ chức Open Europe ước tính rằng nếu Anh đi theo chế độ thuế quan bảo hộ theo sau sự kiện Brexit, điều này có thể định giá 2,2% GDP vào năm 2030. Cùng với đó, nếu Anh đi theo nền kinh tế mở, nước này có thể làm tốt hơn khi ở trong EU. Trong trường hợp đó, Anh có thêm ít nhất 1,6% thu nhập quốc dân vào năm 2030”, báo cáo của Open Europe cho biết. Thị trường tiền tệ Đồng bảng Anh đã rớt giá đáng kể từ trước cuộc bầu cử. Anh rời khỏi EU có thể ảnh hưởng đến Euro và bảng Anh hơn nữa, gửi đô la với giá cao hơn và làm trầm trọng hơn tình trạng đáng buồn của ngành xuất khẩu Mỹ. Sự tác động của Brexit sẽ gần như chắc chắn làm giảm giá đồng bảng Anh, dẫn lời ông Alastair Archbold, một nhà môi giới của Foremost Currency Group. “Một khi lớp bụi đã hình thành thì dù thế nào nó cũng có khả năng để làm các nhà đầu tư lo lắng về tác động lan tràn mà vấn đề Brexit mang lại”, ông nói. “Ở đây, điều này có nghĩa là nó sẽ gây ảnh hưởng đến tiền tệ toàn cầu. Các nhà đầu tư có thể bị hoảng sợ tìm đến nguồn ngoại tệ an toàn hơn như đô la của Mỹ, đồng Franc của Thụy Sĩ và đồng Yên của Nhật, tăng cường sử dụng các đồng tiền này”, ông nói thêm. Đồng bảng Anh có thể rớt giá sau quyết định nước Anh rời khỏi EUViện nghiên cứu kinh tế - xã hội của Hoàng gia Anh ước tính đồng bảng Anh có thể rơi xuống mức 20% trong thời điểm vấn đề Brexit đang diễn ra. Theo báo cáo nghiên cứu từ hãng East & Partners, 4/5 các công ty Anh sợ Brexit sẽ làm sụt giá đồng bảng Anh dựa vào đô la, dự báo trung binh giảm 12%. Thương mại Vấn đề Brexit có thể ảnh hưởng đến giao dịch thương mại giữa Anh và EU và các vấn đề khác. Anh xuất khẩu khoảng một nửa hàng hóa nước này sang EU và “Anh cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất với các nước trong EU”, giám đốc của Chatham House think-tank tại London cho hay. Ông nói Brexit muốn “đàm phán thỏa thuận mới trong việc tham gia vào thị trường EU và thị trường của hơn 50 quốc gia mà Anh đã ký kết từ thỏa thuận thương mại của EU”, bao gồm cả Mỹ. Tổng thống Mỹ Obama tiết lộ trong suốt chuyến thăm tới Anh, một nước Anh bên ngoài EU sẽ phải “quay lại hàng dự bị” trong các thỏa thuận thương mại nếu Anh muốn đi khỏi EU. “Nó có thể là 5 năm hay 10 năm tính từ bây giờ”, ông Obama nói. Những người vận động ủng hộ Brexit như thị trưởng London Boris Johnson lập luận rằng Anh muốn rời khỏi EU tức là muốn tự do để có các cuộc đàm phán thương mại thuận lợi hơn với các quốc gia đơn lẻ. >>Miễn thị thực cho Thổ Nhĩ Kỳ vào Châu Âu: 2 bên đều cần 'lùi' Mỹ Linh( theoUSATODAY) Nhân viên quán bar mặc bikini cùng khách phê shisha chạy loạn vì cảnh sát |