【tài xỉu 11/4】Doanh nhân Hà Thị Vinh với giấc mơ làm giàu không tuổi
Các giải thưởng mà doanh nhân Hà Thị Vinh được trao tặng: Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2004; Bông hồng vàng Thủ đô năm 2008; Công dân Thủ Đô ưu tú năm 2012. |
Câu chuyện của chúng tôi với Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh,ânHàThịVinhvớigiấcmơlàmgiàukhôngtuổtài xỉu 11/4 bà Hà Thị Vinh không phải trong không gian phòng Giám đốc sang trọng ở trụ sở Công ty ở Bát Tràng hay cơ sở nhà máy ở Đông Triều (Quảng Ninh) mà tại Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao ở Giảng Võ - Hà Nội vào những ngày chớm Thu. Trong sự náo nhiệt của Hội chợ, câu chuyện của chúng tôi bị ngắt quãng liên tục bởi khách hàng tấp nập ra vào gian hàng trưng bày sản phẩm gốm sứ Quang Vinh cùng những cuộc điện thoại trả lời bạn hàng của bà… Có cảm giác như không có lúc nào vị giám đốc này ngưng tay.
Giờ đây, ở tuổi ngoài 60 và nhìn lại phía sau, bà Hà Thị Vinh có nhiều lý do để hài lòng. Vốn sinh ra và lớn lên trong dòng họ có 16 đời làm nghề gốm ở Bát Tràng nên bà thấu hiểu triết lý ăn sâu hàng trăm năm của làng nghề quê hương là việc phát triển nghề gốm không chỉ giải quyết các vấn đề kinh tế, việc làm và an sinh xã hội mà sâu xa là bảo tồn văn hóa dân tộc. Và bà cũng hiểu rằng đã bước chân vào kinh doanh là muôn vàn khó khăn. Bởi người xưa đã nói “Vạn sự khởi đầu nan”, không có con đường nào chỉ trải hoa hồng, không phải công việc gì cũng thành công ngay từ khi bắt đầu, đặc biệt là kinh doanh. Tiền thân của Quang Vinh là tổ hợp gốm sứ mỹ nghệ XK Mỹ Hạnh được ra đời năm 1989. Đến năm 1994, khi đã có “đủ lông đủ cánh” tổ hợp được thay thế bằng việc cho ra đời Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh. Nhớ lại quãng thời gian này, bà Hà Thị Vinh cho rằng đó là quyết định táo bạo nhất khi bà dấn thân vào thương trường bởi tất cả số vốn của Công ty khi đó chỉ ngót ngét gần 200 triệu đồng, văn phòng và cơ sở sản xuất kinh doanh phải đi thuê.
Sau gần 25 năm gây dựng, theo bà Hà Thị Vinh, yếu tố quyết định tạo nên thành công của Quang Vinh ngày hôm nay chính là chiến lược tạo sự khác biệt để dẫn đầu. Bà tâm niệm rằng, kinh nghiệm trong thương trường sẽ tăng dần theo thời gian, nhưng nếu bằng lòng với những gì mình đã có, nghĩa là ta đang dừng lại. Thỏa mãn chính là kẻ thù trong kinh doanh. Chính vì vậy, Quang Vinh luôn đặt ra 3 thách thức để vượt qua: Thứ nhất, sản phẩm gốm sứ hiện đại muốn cạnh tranh, muốn phát triển trước tiên phải đổi mới công nghệ. Thứ hai là sáng tạo ra những đề tài nghiên cứu khoa học, những dòng sản phẩm mới. Thứ ba là hợp lý hóa trong sản xuất để tiết kiệm chi phí đầu vào.
Năm 2000, khi thị trường XK bị thu hẹp do sự lấn át của sản phẩm gốm sứ có công nghệ sản xuất cao từ Trung Quốc, Nhật Bản... khiến các DN Bát Tràng nói chung và Quang Vinh nói riêng phải đối mặt với tình thế khó khăn. Để thoát khỏi bế tắc này, bà Hà Thị Vinh đã quyết định thay thế công nghệ và thiết bị lò nung, từ lò than củi (vốn đã tồn tại hàng trăm năm ở làng gốm Bát Tràng) sang đốt bằng công nghệ cao với nhiên liệu sạch là khí gas hóa lỏng. Cũng nhờ thay đổi tư duy ứng dụng công nghệ vào sản xuất gốm sứ truyền thống, Quang Vinh đã mở đường cho sự ra đời của các sản phẩm gốm sứ có tính thẩm mỹ cao, số lượng lớn, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần giải quyết việc làm cho gần 200 lao động và đưa doanh thu Công ty đạt gần 8 tỷ đồng ngay trong năm 2000.
Vươn xa ra thế giới
Năm 2001, bà Hà Thị Vinh quyết định mở Nhà máy thứ hai ở Đông Triều (Quảng Ninh) với dây chuyền máy móc sản xuất gốm sứ hiện đại của Đức để phục vụ sản xuất các mặt hàng XK. "Nếu như trước kia, Quang Vinh chuyên sản xuất các sản phẩm gốm sứ XK theo công nghệ truyền thống của gốm sứ Bát Tràng thì ở Nhà máy Đông Triều, Công ty đã ứng dụng thành công công nghệ gốm mỏng vào sản xuất (giải pháp này đã được UBND tỉnh Quảng Ninh tặng giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật nông nghiệp nông thôn năm 2012- PV). Điều này đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hạ giá thành sản xuất và giảm công lao động. Hiện nay, trên 80% sản phẩm gốm của Quang Vinh sử dụng công nghệ này và được nhiều đối tác nước ngoài ở thị trường khó tính ở châu Âu hay Nhật Bản, Trung Quốc chấp nhận"- bà Hà Thị Vinh chia sẻ.
Tuy nhiên, Bà Hà Thị Vinh cũng khá lo lắng bởi cho dù ở thời điểm hiện tại dòng gốm mỏng đang chiếm ưu thế nhưng áp lực về mẫu mã, giá cả… cũng đang là trở ngại lớn không chỉ cho Quang Vinh mà còn là khó khăn chung của các DN ngành gốm. Chính vì vậy, Công ty đã ký hợp đồng với các họa sĩ, chuyên gia nước ngoài cùng với đội ngũ cán bộ của Công ty thiết kế kiểu dáng mẫu mã sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường quốc tế.
"Tính từ năm 2012 đến nay, kim ngạch XK của Quang Vinh đạt trên dưới 2 triệu USD/năm và trong năm 2014, mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng hàng tháng Công ty làm thủ tục hải quan từ 5 đến 7 tờ khai xuất hàng đi các nước Đức, Đan Mạch, Úc, Tây Ban Nha, Nhật Bản... với trị giá hàng hoá đạt gần 20.000 USD/tờ khai. Dự kiến kim ngạch năm 2014 sẽ vượt 2 triệu USD "- bà Hà Thị Vinh nói.
Cũng nhờ thành tích này mà Quang Vinh được xếp vào trong nhóm DN có kim ngạch XNK lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Công ty còn giải quyết công ăn việc làm cho gần 400 lao động ở Đông Triều. Họ vốn xuất thân từ nông dân và được Quang Vinh tuyển dụng, đào tạo học nghề làm gốm và hiện có mức thu nhập ổn định. Đã có không ít người trong số họ đã trở thành những người thợ tài hoa, là nòng cốt sáng tạo của Công ty. Tuy nhiên, vấn đề làm thế nào để Công ty có nhiều đơn đặt hàng, đảm bảo việc làm và thu nhập cho gần 1.000 nhân viên ở Bát Tràng và Đông Triều luôn là trăn trở của bà Hà Thị Vinh.
Theo tiết lộ của nữ doanh nhân nhỏ bé mà mạnh mẽ này, kế hoạch năm 2015, mục tiêu của Quang Vinh là một mặt đáp ứng các đơn đặt hàng phục vụ XK, tìm kiếm thị trường mới ở các nước như: Phillippin, Hồng Kông, Ấn Độ..., mặt khác Quang Vinh sẽ lấn sâu hơn nữa vào thị trường nội địa với dòng hàng gia dụng hướng tới các gia đình Việt. Đây sẽ là các sản phẩm chuyên biệt phù hợp với tâm lý và thẩm mỹ của người Việt Nam.
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/280e297368.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。