您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【m lịch thi đấu】Kiến nghị sửa ít nhất 50 Luật và 150 Điều khoản trong các Luật 正文
时间:2025-01-09 23:34:40 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín
Sáng 26-7, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đã trình bà m lịch thi đấu
Sáng 26-7,ếnnghịsửatnhấtLuậtvĐiềukhoảntrongccLuậm lịch thi đấu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đã trình bày Tờ trình về chương trình xây dựng pháp luật năm 2017; điều chỉnh, bổ sung chương trình xây dựng pháp luật năm 2016.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 đối với 6 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết của Quốc hội và 1 dự án pháp lệnh; dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 gồm 29 dự án luật và 1 dự án nghị quyết của Quốc hội và 1 dự án pháp lệnh.
Quang cảnh Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: T.L
Về đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh, Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia vào Chương trình năm 2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ cần sớm ban hành dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để thực hiện đổi mới, cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đến nay hồ sơ về dự án Luật này chưa có nên chưa có cơ sở đưa vào Chương trình trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV như đề nghị của Chính phủ. Về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, trong quá trình chuẩn bị cho thấy, nhiều nội dung, vấn đề cơ bản trong dự án Luật này ý kiến còn rất khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chưa bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Đối với chương trình xây dựng pháp luật năm 2017, về dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với đề nghị của Ủy ban Quốc phòng và an ninh bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3, thông qua tại Kỳ họp thứ 4 để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, khắc phục bất cập của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước hiện hành và bảo đảm sự đồng bộ với Luật Tiếp cận thông tin, Luật An toàn thông tin mạng đã được Quốc hội thông qua.
Về dự án Luật Biểu tình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, dự án này đã được đưa vào Chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII để kịp thời thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, do đây là dự án luật khó, lại chưa có thực tiễn, cần có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, nên đã lùi thời gian trình dự án Luật này.
“Đến nay, Chính phủ đề nghị đưa vào Chương trình cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 và thông qua tại Kỳ họp thứ 4, nhưng qua quá trình chuẩn bị cho thấy nhiều vấn đề quan trọng trong dự án vẫn còn ý kiến khác nhau; hồ sơ của dự án chưa đầy đủ. Do đó, chưa đủ cơ sở để báo cáo Quốc hội đưa dự án này vào Chương trình”, ông Nguyễn Khắc Định nêu rõ.
Thảo luận tại hội trường về chương trình xây dựng pháp luật năm 2016, đại biểu Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói thẳng, ông “thật sự thất vọng” khi chương trình không có nội dung xem xét sửa đổi các luật về đầu tư kinh doanh.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội có lý khi nói chưa thể đưa vào chương trình vì có hồ sơ, nhưng Ủy ban cũng không giao nhiệm vụ cụ thể cho Chính phủ; trong khi đây là luật rất cấp bách, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh”. Đại biểu Vũ Tiến Lộc kiến nghị, Quốc hội giao nhiệm vụ cho Chính phủ trình dự án Luật này ra Quốc hội vào cuối năm nay.
Mong các bộ ngành sẽ vượt lên tâm lý “quyền anh, quyền tôi” Việc xem xét thông qua một dự luật quan trọng như vậy (dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư, kinh doanh – PV) đang là yêu cầu rất cấp bách hiện nay. Dự luật này cấp bách bởi lẽ: Thực hiện các nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013, trong thời gian qua, Quốc hội đã ban hành và sửa đổi, bổ sung nhiều đạo luật quan trọng liên quan đến doanh nghiệp và môi trường kinh doanh mà điển hình là Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, tạo cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm quyền tự do kinh doanh đã được hiến định của người dân và doanh nghiệp. Một loạt rào cản đầu tư kinh doanh không phù hợp với thông lệ kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam đã được xóa bỏ. Môi trường kinh doanh đã trở nên minh bạch, thuận lợi và bình đẳng hơn. Đại biểu Vũ Tiến Lộc phát biểu tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Lã Anh Nhưng qua thực tiễn thực hiện các luật liên quan đến doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trong thời gian qua cũng cho thấy đang có quá nhiều bất cập cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt là nỗ lực vươn tới mục tiêu đưa nền kinh tế nước ta đứng vào Top 3 về môi trường kinh doanh trong các nước ASEAN, và thúc đẩy khởi nghiệp hướng tới mục tiêu đất nước có được 1 triệu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả vào năm 2020 như mục tiêu tổng quát trong Chương trình hành động được nêu trong các Nghị quyết 19 và 35/2016 của Chính phủ. Nhiều quy định của các luật về doanh nghiệp và môi trường đầu tư kinh doanh đang trong tình trạng chồng chéo về nội dung, thiếu tính đồng bộ và nhất quán, không tương thích, thiếu liên thông. Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đi một đằng, luật chuyên ngành đi một nẻo. Luật Đầu tư bảo bộ ngành không được ban hành điều kiện kinh doanh, luật chuyên ngành lại vẫn giao bộ ngành quy định giấy phép… Cộng đồng kinh doanh kiến nghị ít nhất có 50 luật và khoảng 150 điều khoản trong các luật này cần được xem xét sửa đổi, đặc biệt là các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng…đang là những nút thắt cần phải tháo gỡ sớm để tạo thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và bước đầu, qua thảo luận, các cơ quan Chính phủ cũng đã thống nhất phải sửa đổi 58 điều quy định tại 12 văn bản luật để bảo đảm sự minh bạch, tính đồng bộ, tính thống nhất, liên thông, hợp lý của hệ thống pháp luật, tránh tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”, Bộ “chồng lấn” lên địa phương, Chính phủ “làm thay” doanh nghiệp… Riêng danh mục 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện vừa được quy định tại Luật Đầu tư năm 2014, cộng đồng kinh doanh đã kiến nghị và các cơ quan chức năng đã thống nhất phải bãi bỏ ít nhất 70 ngành nghề và 10 ngành nghề khác phải được điều chỉnh cho phù hợp vì các ngành nghề kinh doanh kể trên không thực sự cần thiết vì không hội đủ theo yêu cầu của Hiến pháp, không rõ mục tiêu quản lý và thiếu tính khả thi nhưng Chính phủ vẫn cứ phải thể chế hóa bằng các nghị định chỉ bởi vì luật đã quy định như vậy, và trong không ít trường hợp, người dân, doanh nghiệp và thậm chí cả cơ quan quản lý không biết đường nào mà lần: “quả trứng có trước hay con gà có trước”... vì các luật khác nhau lại quy định khác nhau.… Cho nên, tôi tha thiết đề nghị Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải chuẩn bị thật tốt, tất nhiên không cầu toàn, để trình dự luật này ra Quốc hội vào cuối năm nay. Và tôi tin rằng, Chính phủ với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, với tinh thần cầu thị lắng nghe ý kiến của người dân và doanh nghiệp, sẽ sẵn sàng và các bộ ngành sẽ vượt lên “quyền anh, quyền tôi” để tất cả vì đất nước! (Trích phát biểu của ĐB Vũ Tiến Lộc tại hội trường Quốc hội) |
Theo ANH PHƯƠNG/sggp.org.vn
Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại2025-01-09 23:29
Công đoàn Việt Nam tặng 100 tỉ đồng cho đoàn viên, người lao động đi chợ Tết2025-01-09 23:26
Trong 5 ngày nghỉ lễ, toàn quốc xảy ra vụ 129 tai nạn giao thông2025-01-09 23:04
Đề xuất hơn 427 tỷ đồng tặng quà người có công với cách mạng nhân ngày 27/72025-01-09 22:51
Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 20242025-01-09 22:44
Chứng khoán liên tiếp chinh phục đỉnh cao2025-01-09 22:22
Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Biển Nha Trang2025-01-09 22:20
Trao đổi thương mại giữa Việt Nam2025-01-09 21:56
Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách2025-01-09 21:41
Ngày 29/4/2023: Khánh thành dự án cao tốc Mai Sơn2025-01-09 21:12
Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông2025-01-09 22:37
Bảng lương của sĩ quan quân đội áp dụng từ ngày 1/7/20232025-01-09 22:33
Vụ tai nạn máy bay trực thăng VN2025-01-09 22:26
Mỹ Linh ngồi ghế nóng phản biện các quán quân, á quân2025-01-09 22:23
Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh2025-01-09 21:55
Hà Nội chuẩn bị kỹ lưỡng để các kỳ thi diễn ra an toàn2025-01-09 21:50
Hà Nội: 102.095 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông2025-01-09 21:41
NSND Công Lý vẫn phải tập vật lý trị liệu2025-01-09 21:20
Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?2025-01-09 21:08
Dịch bệnh Covid2025-01-09 20:56