“Quan điểm của tôi là tận dụng tối đa thời gian cho công việc để giải quyết công việc kịp thời cho người dân… TheĐừngđểdacircnphagravennagravenlagravethagravenhcocircngrồhoffenheim đấu với union berlino tôi, cứ làm tốt cho dân, đừng để dừng phàn nàn là thành công rồi…”. Ông Võ Ngọc Thiện, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã trao đổi cởi mở với phóng viên Báo Bình Phước như vậy khi bắt đầu câu chuyện…
PV:Ông đánh giá như thế nào về chặng đường 15 năm phát triển của ngành BHXH tỉnh Bình Phước kể từ khi thành lập đến nay?
Sau 15 năm đi vào hoạt động, BHXH Bình Phước đã từng bước khẳng định mình, đổi mới vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và nhân dân, góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị và xã hội trên địa bàn tỉnh nhà.
Công tác giám định, thanh quyết toán chi phí KCB BHYT được tăng cường nhằm đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT - Ảnh: Tư liệu |
Song song với công tác thu, mở rộng đối tượng tham gia, BHXH tỉnh luôn luôn quan tâm giải quyết tốt chế độ chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho người được hưởng, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. Số người được giải quyết chế độ BHXH tăng liên tục: năm 1997 giải quyết 3.856 lượt người, thì đến hết năm 2012 ước giải quyết 5.600 hồ sơ hưởng các chế độ BHXH cho đối tượng; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH kịp thời cho các đối tượng được hưởng khi Nhà nước thay đổi mức lương tối thiểu.
Công tác chi trả các chế độ BHXH là một nhiệm vụ thường xuyên của ngành. Nhờ tổ chức mạng lưới chi trả hợp lý nên các chế độ BHXH, trợ cấp thường xuyên, một lần của đối tượng được chi trả kịp thời, an toàn, đúng quy định, đúng lịch từ ngày 3 đến ngày 10 mỗi tháng. Số tiền chi trả hàng tháng lớn và tăng dần qua từng năm (số tiền chi trả năm 1998 là gần 21 tỷ đồng, đến năm 2012 ước chi gần 500 tỷ đồng) nhưng chưa để xảy ra sai sót, ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng được hưởng. Bên cạnh đó, công tác thẩm định, thanh toán các chế độ ngắn hạn cho người lao động cũng được thực hiện đúng quy định về thời gian, đối tượng và mức hưởng.
Trong lĩnh vực BHYT, đối tượng tham gia BHYT tăng nhanh, số lượt người khám, chữa bệnh cũng tăng tương ứng, quyền lợi hưởng BHYT được mở rộng, nhất là sau khi Luật BHYT có hiệu lực thi hành. Để đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT và thực hiện tốt các quy định về khám chữa bệnh (KCB) BHYT, trong những năm qua BHXH tỉnh đã ký kết hợp đồng KCB BHYT với 2 tuyến tỉnh, 13 tuyến huyện và 141 trạm y tế xã, phường và tương đương để KCB cho các đối tượng tham gia BHYT. Thời gian qua, công tác giám định, thanh quyết toán chi phí KCB BHYT được tăng cường nhằm đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT, đồng thời đảm bảo quỹ BHYT được chi trả đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, định mức, chống lạm dụng quỹ BHYT. Số lượt người KCB BHYT và chi phí tăng lên đáng kể qua các năm. Đến nay, tổng chi phí KCB BHYT khoảng 156 tỷ đồng, tăng trên 70 lần so với năm 1998 (gần 2,2 tỷ đồng).
Cùng với việc thực hiện tốt các chế độ chính sách cho đối tượng tham gia BHXH, BHYT, ngành BHXH tỉnh còn quan tâm tới việc xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh; củng cố, xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cả về số lượng và chất lượng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và theo lộ trình đẩy mạnh cải cách hành chính của Đảng, Nhà nước. Thời kỳ đầu thành lập tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Bình Phước mới có 5 phòng chuyên môn và 5 đơn vị BHXH các huyện, thành phố với 47 cán bộ công chức viên chức, đến nay tổng số cán bộ toàn ngành đã lên tới gần 200 người, tổ chức bộ máy có 9 phòng chuyên môn và 10 đơn vị BHXH các huyện, thị xã. Có thể nói rằng, nhờ có chính sách BHXH, BHYT cuộc sống của người lao động được ổn định, khi gặp rủi ro ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp… được trợ giúp kịp thời, góp phần giảm bớt khó khăn về tài chính cho bản thân và gia đình.
PV:Xin ông cho biết ngành đang làm gì để đưa Luật BHXH, Luật BHYT đi vào cuộc sống?
BHXH, BHYT là hai chính sách quan trọng trong hệ thống xã hội của Đảng và Nhà nước. Một trong những nhiệm vụ trước mắt của ngành là tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật BHXH, Luật BHYT sâu rộng trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cộng đồng dân cư bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp, nhằm làm chuyển biến và nâng cao nhận thức về chính sách BHXH, BHYT một cách đồng bộ trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Đồng thời, thực hiện tốt vai trò tham mưu để cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo các ngành phối hợp thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn.
Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, quán triệt công chức, viên chức trong ngành thực hiện "Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức viên chức làm việc trong hệ thống BHXH Việt Nam" nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Mặt khác, ngành BHXH tỉnh phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý theo pháp luật đối với những đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở KCB không thực hiện đúng Luật BHXH, Luật BHYT nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, đảm bảo công bằng cho mọi người tham gia.
Ngoài ra, ngành tiếp tục phối hợp với Sở Y tế xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, giáo dục ý thức cho CBCNV ngành y tế trong việc phục vụ bệnh nhân có thẻ BHYT, nâng cao y đức. Ngành BHXH tỉnh cũng đang tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2014, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị triển khai đề án phát triển BHYT toàn dân đến các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh để tổ chức thực hiện.
Thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh là nhằm tiến đến mục tiêu BHXH cho mọi người lao động và bảo đảm thực hiện lộ trình BHYT toàn dân.
PV:Xin cảm ơn ông!
PV (thực hiện)