Đây là 2 dự án có vai trò liên kết vùng,êudựánđườngvànhđaitỷđồngđượcQuốchộithôkq bóng đá việt nam thúc đẩy phát triển đô thị hóa, có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển KT- XH đã được dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2022. Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội Dự án dài khoảng 112,8 km, chia thành 7 dự án thành phần; quy mô, hình thức đầu tư của từng dự án thành phần chi tiến. Theo Nghị quyết, sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 1.341 ha, trong đó: đất trồng lúa khoảng 816 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 258 ha, đất dân cư khoảng 58 ha và đất khác khoảng 209 ha. Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án. Giải phóng mặt bằng toàn tuyến một lần theo quy mô quy hoạch. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 85.813 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 41.860 tỷ đồng; nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030 là 14.506 tỷ đồng; vốn do nhà đầu tư thu xếp là 29.447 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. Dự án thành phần 3 (dự án PPP) loại hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), được áp dụng cơ chế bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Quốc hội giao UBND TP Hà Nội chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án. Dự án đường vành đai 3 TP.HCM Dự án dài khoảng 76,34km đường vành đai 3, chia thành 8 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công. Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 642,7ha, trong đó đất trồng lúa khoảng 70,24ha, đất nông nghiệp khác khoảng 103,52ha, đất rừng sản xuất khoảng 16,82ha, đất dân cư khoảng 64,1ha, đất trồng cây lâu năm khoảng 229,62ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 11,2ha và đất khác khoảng 147,2ha. Giải phóng mặt bằng toàn tuyến một lần theo quy mô quy hoạch, trừ đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn đã đầu tư. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 75.378 tỷ đồng. Việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026. Việc triển khai, thực hiện dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt sau đây như về nguồn vốn đầu tư sẽ điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 17.146 tỷ đồng đã bố trí cho Bộ Giao thông vận tải về các địa phương để thực hiện dự án, trong đó TP.HCM là 10.627 tỷ đồng, Đồng Nai là 856 tỉ đồng, Bình Dương là 4.266 tỷ đồng, và Long An là 1.397 tỷ đồng. Cho phép tăng tổng mức vốn trung hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn vốn dự kiến tăng thu của các địa phương. Quốc hội giao UBND TP.HCM chịu trách nhiệm là cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn dự án. Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Trần Thường Đường vành đai ở Hà Nội và TP.HCM là công trình 'để đời cho con cháu"ĐB Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) cho rằng đây là 2 công trình “để đời cho con cháu” cần giao Thủ tướng “cầm trịch”, nếu giao cho các địa phương sẽ dễ dẫn tới tình trạng “xôi đỗ” và không đồng nhất. |