您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【tỷ số bóng đá hạng 2 anh】Thực hiện hiệu quả chính sách bảo trợ xã hội 正文

【tỷ số bóng đá hạng 2 anh】Thực hiện hiệu quả chính sách bảo trợ xã hội

时间:2025-01-11 01:56:32 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Cùng với tập trung phát triển kinh tế, những năm qua, Hậu Giang luôn quan t&acir tỷ số bóng đá hạng 2 anh

Cùng với tập trung phát triển kinh tế,ựchiệnhiệuquảchnhschbảotrợxhộtỷ số bóng đá hạng 2 anh những năm qua, Hậu Giang luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội (BTXH), trợ giúp các đối tượng yếu thế cải thiện đời sống vươn lên hòa nhập cộng đồng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Nhân viên bưu điện đến tận nhà cấp tiền trợ cấp hàng tháng cho đối tượng BTXH.

Thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ

Mấy năm nay, cứ mỗi lần đến ngày cấp tiền trợ cấp BTXH, nhân viên bưu điện lại mang đến tận nhà để cấp cho bà Huỳnh Thị Nhị, ở ấp 4, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy. Hiện nay, bà Nhị ở cùng người con trai, bà đã 88 tuổi, cộng thêm bị bệnh mấy năm nay, nên không thể đi lại được, mọi chuyện sinh hoạt ăn uống đều do người con trai lo liệu. Chính vì vậy, mỗi lần đến tháng lãnh tiền trợ cấp BTXH, nhân viên bưu điện lại đến nhà để trao tiền cho bà. Ông Trần Văn Tiên (con trai bà Nhị) cho biết: “Mỗi tháng, mẹ tôi lãnh đạo 675.000 đồng, còn tôi 270.000 đồng (người chăm sóc). Số tiền này cũng giúp mẹ con tôi trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. Mấy năm trước, cán bộ ở thị trấn đến cấp, hơn năm nay rồi, tháng nào nhân viên bưu điện cũng đến cấp tiền, ai nấy đều nhiệt tình lắm. Lần nào cũng hỏi mẹ tôi sức khỏe thế nào rồi, ăn uống có được không?”.

Không riêng bà Nhị, những đối tượng BTXH là người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng, người lớn tuổi... đều được nhân viên bưu điện đến tận nhà cấp tiền hàng tháng. Toàn tỉnh hiện có 24.770 đối tượng BTXH và 2.595 người chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng BTXH. Nếu như trước đây việc chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng được thực hiện trực tiếp thông qua cán bộ ngành lao động - thương binh và xã hội ở các xã, phường, thị trấn, kể từ tháng 7-2016 việc cấp phát chuyển qua hệ thống dịch vụ bưu điện. Bà Hồ Thu Ánh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết: “Việc chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng được ngành bưu điện thực hiện tốt. Đối với đối tượng khuyết tật đặc biệt nặng, người lớn tuổi không thể đi đến nơi nhận tiền, cán bộ bưu điện sẽ đến tận nhà để cấp”. Từ năm 2015-2017, toàn tỉnh đã thực hiện trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng với tổng số tiền trên 417,7 tỉ đồng.

Qua giám sát việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH, đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND ở một số đơn vị, tỉnh nhận thấy, cùng với chi trả trợ cấp hàng tháng, các địa phương đã kịp thời điều chỉnh nâng mức trợ cấp, trợ giúp xã hội từ 180.000 đồng lên 270.000 đồng đúng theo quy định của Chính phủ. Theo ông Phan Vũ Cường, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành A, thực hiện theo Thông tư liên tịch số 06/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC, năm 2016 phòng đã tham mưu UBND huyện ra Quyết định truy lĩnh và nâng mức trợ cấp thường xuyên cho 3.282 đối tượng BTXH, với tổng số tiền trên 2,5 tỉ đồng. Đồng thời, truy lĩnh cho 90 trường hợp mai táng phí, với số tiền 216 triệu đồng. Ngoài ra, các chính sách dành cho đối tượng BTXH đều được thực hiện đúng, đủ, kịp thời”.

Để việc thực hiện công tác bảo trợ xã hội tốt hơn

Qua giám sát thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng BTXH trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2017 vừa qua, ông Nguyễn Hữu Tình, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh, cho rằng, các địa phương đã có sự quan tâm, phối hợp trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng BTXH. Bên cạnh những mặt đạt được, trong thực hiện công tác này vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, các địa phương cũng đề xuất nhiều kiến nghị đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh.

BTXH là chính sách thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với những đối tượng yếu thế, góp phần nâng cao đời sống người dân về mặt vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn những hạn chế. “Theo tôi, trong thực hiện chính sách BTXH không nên cào bằng, nên tập trung cho những đối tượng yếu thế, đảm bảo công bằng xã hội”, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Vị Thanh, chia sẻ.

Thời gian qua, trong thực hiện chính sách BTXH, một số cán bộ, nhân viên chưa nắm rõ các chính sách, nhất là những quy định mới. Vì vậy, các địa phương đề xuất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần tăng cường công tác tập huấn, để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ phụ trách BTXH, kể cả nhân viên bưu điện. Bên cạnh đó, loại hình cơ sở trợ giúp, quy mô tiếp nhận chăm sóc còn ít, nên các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội, có nhu cầu vào sống trong các cơ sở trợ giúp xã hội nhưng chưa được tiếp nhận (trừ các đối tượng người khuyết tật thần kinh, tâm thần, người lang thang cơ nhỡ), do đó, tỉnh cần tạo điều kiện để những đối tượng này vào cơ sở trợ giúp xã hội.

Theo đánh giá của đoàn giám sát sau đợt làm việc với các địa phương, đơn vị, công tác rà soát, cập nhật tình hình biến động, xét duyệt đối tượng, thẩm định hồ sơ tại một số xã, thị trấn có lúc chưa kịp thời. Để thực hiện tốt công tác BTXH trong thời gian tới, ông Nguyễn Hữu Tình, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh, đề nghị, các địa phương cần thường xuyên rà soát, xét duyệt, cập nhật đối tượng BTXH, đảm bảo chính sách đến đúng tay đối tượng. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần thực hiện thường xuyên, để phát huy những mặt làm được, rút kinh nghiệm, khắc phục những khuyết điểm hạn chế. Tổ chức tập huấn cho cán bộ BTXH, giúp mọi người thực hiện tốt nhiệm vụ được giao…”.

“Theo tôi, trong thực hiện chính sách BTXH không nên cào bằng, nên tập trung cho những đối tượng yếu thế, đảm bảo công bằng xã hội”, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Vị Thanh, chia sẻ.

 

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU