当前位置:首页 > Cúp C1

【kq maroc】Làm rõ khái niệm “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán”

lam ro khai niem co quan to chuc ca nhan co lien quan den hoat dong kiem toanChồng chéo giữa thanh tra và kiểm toán: Ai có thẩm quyền điều hoà?
lam ro khai niem co quan to chuc ca nhan co lien quan den hoat dong kiem toanQuán triệt mục tiêu kiểm soát lạm phát, siết chặt kỷ luật tài chính
lam ro khai niem co quan to chuc ca nhan co lien quan den hoat dong kiem toanLộ diện nhiều bất cập sau kiểm toán ngân sách 2018
lam ro khai niem co quan to chuc ca nhan co lien quan den hoat dong kiem toan
Ông Nguyễn Đức Hải tại phiên thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Kiểm toán nhà nước .

Vướng về từ ngữ

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết, sau kỳ họp thứ 7, trên cơ sở tổng hợp ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã chủ trì, phối hợp với Kiểm toán nhà nước (KTNN), các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật và đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau tại phiên họp thứ 36 (tháng 8/2019).

Căn cứ ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách đã chủ trì, phối hợp với KTNN để giải trình, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật.

Một nội dung quan trọng được cơ quan thẩm tra nêu ra ở lần giải trình này là về cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán. Có ý kiến cho rằng, quy định như dự thảo Luật là mở rộng đối tượng kiểm toán, trái với Luật KTNN và Hiến pháp. Ý kiến khác cho rằng, đối tượng kiểm toán theo dự thảo Luật là rất rộng, cần thu hẹp lại. Có ý kiến đề nghị làm rõ thế nào là “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán”; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.

Qua quá trình nghiên cứu, tiếp thu, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, dự thảo Luật quy định khái niệm “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán” chưa rõ, dẫn đến cách hiểu khác nhau, khi áp dụng dễ dẫn đến mở rộng đối tượng kiểm toán.

Vì vậy, “xin tiếp thu bỏ điểm 1, điểm 2a khoản 10 Điều 1 trong dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 đồng thời, bổ sung vào phần giải thích thuật ngữ để làm rõ khái niệm cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán là các cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm toán viên xác định trong quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán là có dấu hiệu vi phạm liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công của đơn vị được kiểm toán” – ông Hải nói.

Việc quy định rõ “có dấu hiệu vi phạm” là cần thiết và có thể thực hiện được khi kiểm toán viên kiểm tra, xem xét hồ sơ, tài liệu tại đơn vị được kiểm toán. Nội dung tiếp thu được thể hiện tại khoản 1 Điều 1 (bổ sung khoản 3a Điều 3) dự thảo Luật. Đồng thời, bổ sung quyền được nhận thông báo kết luận, kiến nghị của KTNN, quyền được khiếu nại kết luận, kiến nghị kiểm toán, khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại của Tổng KTNN, thể hiện tại khoản 13, khoản 14 Điều 1 dự thảo Luật để khách quan, công bằng và bảo đảm quyền lợi cho các đối tượng này.

Không mở rộng phạm vi đối tượng kiểm toán

Nêu rõ Luật hiện hành chưa có giải thích về “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán” do đó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc bày tỏ nhất trí với sự cần thiết làm rõ khái niệm này trong luật. Tuy nhiên, Tổng Kiểm toán Nhà nước lại cho rằng nếu giải thích theo hướng chỉnh lý của Ủy ban Tài chính – Ngân sách là “các cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm toán viên xác định trong quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán là có dấu hiệu vi phạm” trong bối cảnh Kiểm toán Nhà nước chưa được tiếp cận hồ sơ, đối chiếu kiểm tra thì không có cơ sở xác định “dấu hiệu vi phạm”; hơn nữa theo quy định hiện hành nếu xác định được dấu hiệu vi phạm thì phải chuyển cho cơ quan điều tra để điều tra, truy tố.

Thực tế, theo quy định của Hiến pháp 2013, chỗ nào có sử dụng tài chính công, tài sản công thì cần được kiểm tra và đơn vị sử dụng tài chính công, tài sản công liên quan đến đơn vị đang được kiểm toán thì Kiểm toán Nhà nước được kiểm tra theo thẩm quyền.

Nếu quy định có thêm điều kiện “có dấu hiệu vi phạm” thì Kiểm toán Nhà nước sẽ không thể thực hiện kiểm tra đối với các dự án BT, BOT, kiểm tra việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia do tổ chức ngoài nhà nước thực hiện... như lâu nay vẫn làm.

Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị được giải thích lại nội dung này theo hướng đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan là những đơn vị đang sử dụng tài chính công, tài sản công và có liên quan trực tiếp đến đơn vị đang được kiểm toán.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với hướng tiếp thu giải trình, chỉnh lý dự án Luật đã được Ủy ban Tài chính - Ngân sách và Kiểm toán Nhà nước chỉnh sửa.

Về các nội dung cụ thể, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định không mở rộng phạm vi đối tượng kiểm toán nên vẫn giữ nguyên quy định về đối tượng kiểm toán theo luật hiện hành. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm toán có thể xuất hiện những đối tượng, hoạt động cần phải kiểm toán để làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến đối tượng đang được kiểm toán. Khi đó cần thiết bổ sung khái niệm để làm rõ các đối tượng liên quan đến hoạt động kiểm toán theo hướng trong quá trình kiểm toán mà xác định có hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán thì cơ quan kiểm toán có thể mở rộng hoạt động kiểm; đồng thời phải làm rõ mở rộng như thế nào, nếu là kiểm toán toàn diện thì phải đưa vào bổ sung kế hoạch kiểm toán.

Trên cơ sở đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoàn chỉnh dự thảo Luật gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.

分享到: