您的当前位置:首页 > World Cup > 【soi keo anh vs y】Diễn đàn Phát triển Việt Nam: Tìm động lực mới cho phát triển 正文

【soi keo anh vs y】Diễn đàn Phát triển Việt Nam: Tìm động lực mới cho phát triển

时间:2025-01-10 20:39:27 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức với sự tham gia của đ soi keo anh vs y

Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới đồng tổ chức với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các cơ quan của Việt Nam,ễnđànPháttriểnViệtNamTìmđộnglựcmớichopháttriểsoi keo anh vs y Trưởng đại diện các cơ quan phát triển song phương, các tổ chức tài chính quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ.

Các đại biểu tham dự Diễn đàn cùng phân tích triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020; nêu tác động đa chiều của các hiệp định thương mại và công tác quản lý tài khoá.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết gần đây, với nhiều giải pháp đã được ban hành và thực hiện quyết liệt, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua những khó khăn rất lớn trong nửa đầu năm 2016, lấy lại đà phục hồi và phát triển từ đầu quý III/2016 cũng như sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong tương lai.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, giải quyết được vấn đề trước mắt, nhưng cũng phải bảo đảm được định hướng lâu dài trong chính sách phát triển, giữ được tinh thần đổi mới và kiên định với chính sách lớn về cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao được năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

“Trong nhiệm kỳ 2016-2020, Chính phủ Việt Nam cam kết xây dựng một Chính phủ kiến tạo và hành động với mục tiêu biến các giải pháp thành hiện thực, đưa các mục tiêu kế hoạch thành những những kết quả cụ thể trên thực tiễn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Về triển vọng kinh tế Việt Nam 2016-2020, các đại biểu cho rằng các động lực tăng trưởng nhìn chung đã bị hạn chế về sức ảnh hưởng. Năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nước thấp hơn của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ông Jonathan Dunn, nhấn mạnh đến các nhân tố có thể tác động tới triển vọng tăng trưởng và các gợi ý chính sách để tạo động lực mới cho phát triển bền vững. Cải cách vĩ mô để tăng trưởng cần tập trung vào các vấn đề như hiện đại hóa khung điều hành chính sách tiền tệ, với một chế độ tỷ giá linh hoạt hơn cùng các công cụ dự phòng rủi ro đi kèm.

Bên cạnh đó, giải quyết nhanh nợ xấu sẽ giúp hệ thống tín dụng có khả năng hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp tư nhân có khả năng cạnh tranh. Cần có các chính sách để hạn chế rủi ro tài chính và cải thiện các trung gian tài chính, để các nguồn lực tới được những doanh nghiệp tư nhân có tính cạnh tranh cao.

Về quản lý tài khóa và nợ công bền vững phục vụ tăng trưởng, các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm của các nước trên thế giới về vấn đề điều chỉnh chính sách tài khóa, huy động vốn cho phát triển hạ tầng cơ sở, từ đó đưa ra khuyến nghị chính sách và cách tiếp cận phù hợp cho Việt Nam.

Theo ông John Panzer, Giám đốc phụ trách kinh tế vĩ mô và quản lý tài chính khu vực châu Á-châu Âu của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam cần cải thiện khả năng tiên đoán trước và độ tin cậy của định hướng chính sách, thực hiện một cách kiên định, có chủ đích quá trình điều chỉnh tài khóa theo lộ trình phù hợp, đưa ra các biện pháp điều chỉnh cơ cấu tài khóa, và quản lý nợ tốt hơn với trọng tâm là phát triển mạnh thị trường trái phiếu trong nước.

Một số đại biểu cho rằng trong những năm tới, Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong việc hoàn thành mục tiêu mà Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 đặt ra, trong đó có thách thức về năng suất lao động, môi trường, về xóa nghèo và an sinh xã hội cũng như việc huy động nguồn lực tài chính./.

Theo chinhphu.vn