【lịch bóng đá cúp c1 châu á】Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo Nhà nước vào tháng 10
Chiều 14/7,ốchộilấyphiếutínnhiệmcácchứcdanhlãnhđạoNhànướcvàothálịch bóng đá cúp c1 châu á tiếp tục phiên họp thứ 24, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe báo cáo tổng kết Kỳ họp thứ 5 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.
Báo cáo về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành hơn 11 ngày cho công tác lập pháp. Trong đó, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật, cho ý kiến về 8 dự án luật khác. Dự kiến, Quốc hội dành 1 ngày thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Ngoài ra, Quốc hội dành 11 ngày xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2023 và 2024 và các vấn đề quan trọng khác.
Cụ thể, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ về thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công.
Ngoài ra, các đại biểu cũng dành thời gian xem xét các báo cáo về việc thực hiện một số Nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4; giám sát chuyên đề tối cao và các vấn đề quan trọng khác.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành 3 ngày để chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Đáng chú ý, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Kỳ họp chia thành 2 đợt
Tổng Thư ký Quốc hội đề xuất tiếp tục tổ chức Kỳ họp thứ 6 theo hình thức họp trực tiếp và chia thành 2 đợt như Kỳ họp 5.
Đợt 1, các đại biểu chủ yếu thảo luận các nội dung trình Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp và thảo luận ở tổ các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến.
Đợt 2, các đại biểu chủ yếu biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết và thảo luận ở hội trường về các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến.
Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, dự kiến Quốc hội làm việc trong 23 ngày, khai mạc vào thứ Hai, ngày 23/10/2023 (do ngày 20/10/2023 trùng vào ngày thứ Sáu) và bố trí 2 đợt họp theo 2 phương án.
Phương án 1: Quốc hội nghỉ khoảng 1,5 tuần giữa 2 đợt họp và dự kiến bế mạc vào thứ Năm, ngày 30/11/2023. Theo đó, đợt 1 diễn ra từ ngày 23/10 đến ngày 17/11. Đợt 2 từ ngày 27/11 đến sáng 30/11.
Phương án 2: Quốc hội nghỉ khoảng 2 tuần giữa 2 đợt họp và dự kiến bế mạc vào thứ Năm, ngày 7/12. Theo đó, đợt 1 từ ngày 23/10 đến ngày 17/11. Đợt 2 từ ngày 4/12 đến sáng ngày 7/12.
Kỳ họp thứ 6 là lần thứ 4 Quốc hội thực hiện quyền giám sát qua việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Trước đó, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV vào tháng 10/2018, các ĐBQH đã lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh; năm 2013, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 47 người, năm 2014 là 50 người.
Ngày 23/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).
Nghị quyết này quy định, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội; Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.
Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Trường hợp không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.
Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp” trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội tiến hành miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại
- Tổng thống Iran H.Rouhani tuyên bố hội nhập với thế giới
- Bolivia: Vụ rơi máy bay tại Colombia là một "vụ án mạng"
- Campuchia tổ chức lễ kỷ niệm 38 năm Ngày Chiến thắng 7
- Người Việt xếp hàng chờ mua iPhone 6S và 6S Plus tại Mỹ
- Indonesia trao trả 51 ngư dân Việt Nam
- Hơn 2.000 phần tử thánh chiến Saudi Arabia ở nước ngoài
- Nhiều loài động vật bị tuyệt chủng do nạn săn bắn thú rừng
- Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- Thêm dấu hiệu về khả năng Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 6
- Cựu Tư lệnh không quân Rumen Radev đắc cử tổng thống Bulgaria
- Phát hiện cung điện có từ 600 năm trước CN nhờ đường hầm của IS
- Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- Va chạm cần cẩu làm rơi cấu kiện từ trên cao, 25 người thương vong
- Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- Syria: Hoàn tất 2 đợt sơ tán dân thường khỏi miền Đông Aleppo
- CSIS: Tàu cá Philippines vẫn chưa quay lại bãi Scarborough
- Quân đội Canada điều máy bay điều tra âm thanh lạ ở Bắc cực
- Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- Đánh bom khủng bố trên đại lộ chính ở ngoại ô thủ đô Bahrain