当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【tyle keo tv】TPHCM: Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng ấn tượng

Doanh nghiệp logistics tăng chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
TPHCM: Doanh nghiệp bất động sản kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho 64 dự án nhà ở
Công chức Cục Hải quan TPHCM kiểm tra hàng hóa nhập khẩu qua cảng Cát Lái. Ảnh: T.H
Công chức Cục Hải quan TPHCM kiểm tra hàng hóa nhập khẩu qua cảng Cát Lái. Ảnh: T.H

Dầu thô xuất khẩu tăng hơn 2 lần

Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp TPHCM trong tháng 3 năm 2022, đạt 4.585,5 triệu USD, tăng 42,7% so với tháng trước; riêng xuất khẩu không tính dầu thô đạt 4.428,8 triệu USD, tăng 44,7%.

Đáng chú ý, xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đảo chiều tăng cao trở lại, đạt 2.516,1 triệu USD, tăng 39,5%.

Như vậy, trong quý 1/2022, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp TPHCM tại các cửa khẩu trên cả nước đạt 11.878,6 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ.

Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 564,4 triệu USD, tăng 107,9%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.228,7 triệu USD, tăng 16,1%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.522,5 triệu USD, giảm 9,9%.

Nhóm hàng nông sản có giá trị xuất khẩu đạt hơn 1,1 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ và chiếm 11,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó: Gạo có sản lượng xuất khẩu đạt 365 nghìn tấn với giá trị đạt 268,7 triệu USD, tăng 39,8%; cà phê có sản lượng xuất khẩu đạt 80 nghìn tấn với giá trị đạt 175,2 triệu USD, tăng 64,8%.

Tương tự, nhóm hàng thủy hải sản xuất khẩu cũng tăng cao, đạt 270,1 triệu USD, tăng 70,4% so với cùng kỳ; nhóm hàng công nghiệp có giá trị xuất khẩu đạt hơn 7,4 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ...

Riêng mặt hàng dầu thô, sản lượng xuất khẩu trong quý1/2022 đạt 663,8 nghìn tấn, tăng 90,8%; giá trị đạt 451,2 triệu USD, tăng 200,9%.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp thành phố, với kim ngạch xuất khẩu trong quý 1/2022 đạt 2.523,3 triệu USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ.

Tiếp theo là thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch xuất khẩu gần 1,7 tỷ USD, tăng 5%; thứ ba, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 701,8 triệu USD, tăng 8,7%; thứ tư, xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông đạt 651,2 triệu USD, giảm 43,2%, chiếm 6,3%.

Tháo gỡ điểm nghẽn hỗ trợ doanh nghiệp

Theo UBND TPHCM, nhiều hoạt động dịch vụ, hoạt động của các doanh nghiệp TPHCM đã cơ bản phục hồi trở lại, kéo theo hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp TPHCM bật tăng mạnh trong tháng 3.

Theo Cục Thống kê TPHCM, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu trong tháng 3/2022 của doanh nghiệp thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước đạt hơn 6,7 tỷ USD, tăng 30,6% so với tháng trước.

Nổi bật trong tháng này là khu vực kinh tế ngoài nhà nước nhập khẩu hàng hóa tăng rất cao, đạt 3.479,9 triệu USD, tăng 90,5%. Nhưng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lia5i giảm, chỉ đạt 1.773,1 triệu USD, giảm 17,1%.

Tính chung quý I năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Thành phố tại các cửa khẩu trên cả nước đạt hơn 17,3 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ.

Trong đó, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu đạt gần 4,2 tỷ USD, chiếm 29,9% giá trị nhập khẩu; nhóm hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng đạt 8,1 tỷ USD, tăng 27,4%, chiếm 57,9%; nhóm hàng tiêu dùng đạt 551,9 triệu USD, tăng 21,8%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 5,7 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ, chiếm 41,3% giá trị nhập khẩu...

Đánh giá UBND TPHCM cho thấy, các doanh nghiệp đã đi vào ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1/2022 tăng 1%; kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp qua cửa khẩu trên cả nước lần lượt tăng 3,5% và 18,4% chứng tỏ động lực, nhu cầu tiêu thụ, sản xuất hàng hóa vẫn còn... là tín hiệu khả quan giúp doanh nghiệp có niềm tin vào chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ.

TPHCM cam kết hỗ trợ nguồn lực tạo điều kiện phục hồi và phát triển cho doanh nghiệp, trong đó quan tâm hỗ trợ vốn giúp doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo các chính sách thu hút người lao động trở lại thành phố làm việc.

Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch, liên kết du lịch các vùng, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế với các tour, sản phẩm du lịch mới, đặc trưng mang tính lan tỏa để thu hút khách và lấy lại vị trí số một về du lịch của thành phố là cơ hội để thành phố có điều kiện phục hồi đầy đủ hơn.

Các đơn vị tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai; giải quyết các xung đột pháp lý về thủ tục giao đất, xác định đơn giá đền bù, thủ tục thanh quyết toán xây dựng cơ bản để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Trước mắt, ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa, nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Xây dựng các giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông cảng biển và hậu cần logistics giúp thông quan hàng hóa nhanh chóng và hiệu suất hơn...

分享到: