当前位置:首页 > Cúp C1

【tỷ số lens】Đến lượt Nhật Bản tìm cách thoát ly bán dẫn Đài Loan

Nỗ lực nhằm mục tiêu sản xuất mạch tích hợp logic (IC) tiên tiến trên quy tringh 2 nanomet (nm) vào năm 2027. Động thái diễn ra trong bối cảnh ước tính giá trị của thị trường như PC,ĐếnlượtNhậtBảntìmcáchthoátlybándẫnĐàtỷ số lens điện thoại thông minh, thiết bị điện tử tiêu dùng kết nối Internet với xe điện, nhà máy thông minh, thành phố thông minh, trí tuệ nhân tạo, lượng tử,… có thể tăng gấp đôi trong thập kỷ tới vào năm 2030.

Nhật Bản thúc đẩy khả năng sản xuất chip 2nm nội địa. Ảnh: AsiaTimes

METI cũng coi đây là “cơ hội cuối cùng” để Nhật Bản bắt kịp TSMC, Samsung, Intel hay IBM trong lĩnh vực vi mạch logic tiên tiến.

Hiện Tokyo đang phải phụ thuộc vào TSMC khiến nước này trở nên dễ tổn thương trước khả năng gián đoạn nguồn cung chip từ Đài Loan, trong khi các nhà sản xuất thiết bị logic của Nhật Bản đang tụt hậu so với các đối thủ, khi Đài Loan, Hàn Quốc và Mỹ đều đang phát triển trên quy trình 3nm - 2nm.

Intel, tập đoàn đang theo đuổi công nghệ 2nm cùng với IBM, được cho là những bên được hưởng lợi lớn từ quyết định của Nhật Bản. Các nhà sản xuất vật liệu và thiết bị bán dẫn tại Nhật coi Intel là một trong những khách hàng lớn và quan trọng nhất của họ, đồng thời có chung mục tiêu đưa hãng này bắt kịp Samsung và TSMC.

Tương tự như Trung Quốc, Nhật Bản bắt đầu hành trình đưa công nghệ sản xuất bán dẫn vươn lên top đầu thế giới. Tuy nhiên, điểm khác biệt là quốc gia “mặt trời mọc” là một phần của hệ sinh thái hợp tác quốc tế, trong khi Bắc Kinh đang bị các lệnh cấm vận của Washington cô lập.

Thế Vinh(Theo AsiaTimes)

分享到: