Ông Phan Ngọc Thọ,ểnvọngtừsânchơihữuíchchohọcsinhsinhviêsoi keo lecce Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (bên phải) trao giải Nhất phần thi sản phẩm sáng tạo CNTT trong cuộc thi Hue-ICT Challenge - 2022 Sân chơi tạo hiệu quả thật Cuộc thi Hue-ICT Challenge - 2022 vừa khép lại vào tháng 7/2022, nhưng dấu ấn thành công mở ra nhiều triển vọng. Ông Hoàng Bảo Hùng, Chủ tịch Hội CNTT và Điện tử viễn thông tỉnh đánh giá: “Cuộc thi Hue-ICT Challenge không chỉ là sân chơi để phát hiện và tôn vinh các tài năng trong lĩnh vực CNTT mà còn là địa chỉ hướng nghiệp và chắp cánh cho tình yêu CNTT của các học sinh, sinh viên trở thành hiện thực”. Đánh giá trên hoàn toàn có cơ sở khi Hue-ICT Challenge mang lại nhiều tín hiệu tích cực ngay trong năm đầu được tổ chức. Chỉ xét riêng ở phần thi sản phẩm sáng tạo dành cho sinh viên cao đẳng, đại học (ĐH), đã có sản phẩm dự thi đến từ sinh viên các trường phạm vi ngoài tỉnh, trong đó có Trường ĐH Quảng Bình, Trường ĐH Quy Nhơn. Ông Hùng chia sẻ, những sản phẩm sáng tạo bước ra từ Cuộc thi Hue-ICT Challenge - 2022 không chỉ thể hiện rõ sức sáng tạo và chủ động trong việc nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi của các sinh viên mà còn là những sản phẩm tiềm năng, có khả năng phát triển và ứng dụng trong thực tiễn. Nhìn vào các sản phẩm điển hình như: “Module điểm danh sự kiện thông minh trong hệ thống SMAT”; “Ứng dụng từ điển song ngữ Việt - Lào trên hệ điều hành Android”; “Phần mềm Hỗ trợ đào tạo và huấn luyện định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện” hay “Thiết kế thành phố thông minh dựa trên công nghệ IoT”… có thể thấy sự đa dạng của sản phẩm về lĩnh vực ứng dụng và phong phú trong cách tiếp cận đề tài: website, phần mềm, ứng dụng CNTT. Theo các chuyên gia về CNTT, tính khả thi từ các sản phẩm là minh chứng tích cực ở thế hệ trẻ về tính nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, đặc biệt là tính chủ động, sáng tạo - điều rất cần trong trong giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. “Đáng mừng hơn là có nhiều thí sinh bước ra từ Cuộc thi Hue-ICT Challenge đã nhận được các cơ hội việc làm về CNTT ngay tại các đơn vị, doanh nghiệp CNTT uy tín trên địa bàn tỉnh”, ông Hùng chia sẻ. Sức hút từ Hue-ICT Challenge - 2022 cũng không hề kém ở phần thi lập trình dành cho học sinh THPT khi ban tổ chức nhận được 524 lượt học sinh đăng ký dự thi đến từ 112 trường THPT ở 14 tỉnh/thành phố trong cả nước. Sức lan tỏa tạo cho học sinh hứng thú hơn với lĩnh vực CNTT. PGS.TS. Võ Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế chia sẻ, từ sân chơi trí tuệ này đã phát hiện nhiều nhân tài để bồi dưỡng, khuyến khích nhằm đóng góp cho đội ngũ nhân lực CNTT tỉnh nhà trong thời gian sắp đến. Điều này thực sự có giá trị đóng góp trong việc thực hiện đề án của tỉnh, đến năm 2025 phấn đấu đạt 10.000 lao động CNTT phục vụ phát triển. Triển vọng phát triển Năm 2022 là năm đầu tiên Cuộc thi Hue-ICT Challenge được tổ chức và đã được UBND tỉnh quan tâm, tạo điều kiện, nâng tầm là một cuộc thi cấp tỉnh, nhưng trên thực tế, phạm vi, quy mô, ý nghĩa của Hue-ICT Challenge còn vươn tầm lớn hơn. “Cuộc thi đã có sức hút lớn với nhiều học sinh, sinh viên ở các địa phương. Đó không đơn thuần chỉ là cơ hội giao lưu, mà mang lại nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nghiên cứu, trong việc phát triển các kỹ năng”, Huỳnh Quang Trưng, thí sinh tham gia cuộc thi chia sẻ. Ngay trong ngày tổng kết cuộc thi Hue-ICT Challenge, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ cũng ghi nhận những thành công bước đầu từ Hue-ICT Challenge và tin tưởng vào khả năng lan tỏa cũng như những giá trị đóng góp, triển vọng mà cuộc thi mang lại. Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ, tỉnh đang nỗ lực xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số và nguồn lực CNTT trong kinh tế số rất quan trọng. Cũng chính vì vậy, kỳ vọng cuộc thi Hue-ICT Challenge thời gian tới sẽ được mở rộng và nâng tầm hơn nữa, tạo ra hiệu quả góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân lực CNTT, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp CNTT của tỉnh nhà trong thời gian đến. PGS.TS. Võ Thanh Tùng cho rằng, cuộc thi đã truyền cảm hứng, khơi gợi niềm đam mê về CNTT trong học sinh THPT cũng như giúp sinh viên các trường ĐH, cao đẳng tự tin hơn trong việc dấn thân, lập nghiệp với ngành CNTT. Điều đó tạo hiệu ứng tích cực để phát triển các cuộc thi những năm tiếp theo. Đồng thời, mở ra những triển vọng để thu hút, lựa chọn và bồi dưỡng nhân tài phục vụ nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng của tỉnh.
Bài, ảnh: HỮU PHÚC |