【getafe – sevilla】Tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công
Ước đến hết tháng 8, vẫn có tới 35 bộ và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35%. Ảnh: Thuỳ Linh. |
Tìm cách để không xảy ra tình trạng vốn “chờ” công trình
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, ước tỷ lệ giải ngân 8 tháng năm 2022 đạt 35,49% kế hoạch.
Nếu so với kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao thì tỷ lệ giải ngân của cả nước đạt 39,15%, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (40,6%).
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, giải ngân vốn đầu tư công được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm bởi nếu không đẩy nhanh giải ngân vốn sẽ hạn chế tăng trưởng, không thể hiện được vai trò dòng vốn mồi dẫn dắt nền kinh tế. Hơn nữa, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.
Lo lắng với tốc độ như hiện nay thì khó “về đích” công tác giải ngân vốn đầu tư công của năm 2022, mới đây, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc- Tổ trưởng Tổ công tác số 6 đã đi kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại tỉnh Khánh Hòa và làm việc với các địa phương Nghệ An, Phú Yên, Sóc Trăng.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, 4 địa phương triển khai thực hiện giải ngân ước 8 tháng cụ thể như sau: Nghệ An đạt 50,6%, Khánh Hòa đạt 40,1%, Sóc Trăng đạt 40,2%, Phú Yên đạt 28,6%.
Kiểm tra chi tiết giải ngân các dự án trong 7 tháng đầu năm (đến 31/7/2022) cho thấy các địa phương đều còn tình trạng các dự án chưa giải ngân hoặc số giải ngân thấp so với kế hoạch vốn năm được giao (dưới mức bình quân chung cả nước 30% kế hoạch). Cụ thể: tỉnh Khánh Hòa 18 dự án, Phú Yên 26 dự án, tỉnh Nghệ An 55 dự án, tỉnh Sóc Trăng 26 dự án.
Qua báo cáo của 4 địa phương, nguyên nhân giải ngân chậm chủ yếu là do vướng về thể chế, chính sách, như: trong lĩnh vực đất đai, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn; vướng mắc về chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa; về quy định đầu tư xây dựng đường quốc lộ và dự án liên vùng... đối với việc triển khai các dự án, thời gian qua, giá của các loại vật liệu xây dựng tăng đột biến, đặc biệt, giá xăng dầu, sắt, thép, đất, cát... tăng mạnh dẫn đến dự toán vượt so với tổng mức đầu tư được duyệt.
Nhiều dự án phải thực hiện điều chỉnh theo hướng tăng tổng mức đầu tư hoặc thay đổi giải pháp thiết kế hoặc giảm quy mô đầu tư để đảm bảo nguồn lực triển khai.
Một số gói thầu áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định nên không thể điều chỉnh, các nhà thầu sẽ giãn tiến độ hoặc thi công cầm chừng, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.
Hơn nữa, năm 2022 là năm bắt đầu khởi công mới nhiều dự án, những tháng đầu năm hoàn tất thủ tục đầu tư, nên tiến độ giải ngân vốn của những dự án này chỉ được đẩy mạnh vào những tháng cuối năm.
Trước thực tiễn này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lưu ý các địa phương cần đi trước một bước trong công tác giải phóng mặt bằng, bởi đây chính là nguyên nhân khiến giải ngân chậm. Đồng thời đề nghị lãnh đạo các tỉnh hết sức quan tâm đến tháo gỡ khó khăn về mặt thủ tục, chuẩn bị kỹ lưỡng các dự án, trên cơ sở đó đẩy nhanh giải ngân vốn để không xảy ra tình trạng vốn “chờ” công trình.
Quyết liệt triển khai giải ngân vốn đầu tư công
Thực tế, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công không chỉ gặp khó khăn ở những địa phương trên mà nó là tình trạng chung của rất nhiều bộ, ngành, tỉnh thành trên cả nước. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước đến hết tháng 8 vẫn có tới 35 bộ và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35%, trong đó có 27 bộ và 3 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20%. Đây là điều đáng lo khi chỉ còn 4 tháng nữa là kết thúc năm 2022.
Hơn nữa, Bộ Tài chính cũng cho biết, dù đã đi qua 8 tháng đầu năm nhưng hiện vẫn còn trên 50.326,9 tỷ đồng chưa được phân bổ chi tiết, chiếm 9,28% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó, có trên 49.915,3 tỷ đồng là vốn trong nước và trên 411,5 tỷ đồng là vốn ODA. Cụ thể, số vốn chưa được các bộ, cơ quan trung ương phân bổ chi tiết là trên 7.124,3 tỷ đồng; chiếm 6,44% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Nguyên nhân là các bộ, cơ quan trung ương chưa phân bổ chi tiết kế hoạch vốn dự kiến bố trí cho các dự án khởi công mới chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư hoặc chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025. Số vốn do các địa phương chưa phân bổ là trên 43.202,5 tỷ đồng; chiếm trên 10% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Nguyên nhân là một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1, một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư và nguồn bội chi sẽ được phân bổ sau.
Đến giai đoạn những tháng cuối năm, việc chưa thực hiện phân bổ vốn của một số bộ, ngành địa phương sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải ngân vốn đầu tư công, sẽ dẫn đến tình trạng “có tiền mà không tiêu được”, gây lãng phí nguồn lực tài chính ngân sách của Nhà nước.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, công điện số 126/CĐ-TTg ngày 12/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; Nghị quyết số 85/NQ-CP ngày 9/7/2022 của Chính phủ về Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương.
Theo đó, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cần xử lý ngay những tồn tại, hạn chế, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; rà soát đề xuất kịp thời điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt (bao gồm việc điều chuyển kế hoạch vốn của các dự án trọng điểm, có tính chất liên vùng, đường ven biển).
下一篇:Xuất hiện loại mã độc mới tự tải về máy không cần click chuột
相关文章:
- Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- Vi phạm trong hoạt động tư pháp giảm
- Trao Bằng khen và Kỷ niệm chương tặng Đại sứ quán và Đại sứ VN tại Campuchia
- Đề nghị kỷ luật Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Trợ lý Phó Thủ tướng thường trực
- Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- Vi phạm trong khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp diễn ra nghiêm trọng
- Mở rộng đối tượng được thuê nhà công vụ: Nguồn lực ngân sách khó khả thi
- Chính sách tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực
- Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- 14.000 hồ sơ gia hạn không có người thẩm định, nguy cơ thiếu thuốc
相关推荐:
- Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- Chủ tịch nước kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2023
- Chủ tịch nước chung vui cùng thiếu nhi tiêu biểu của 54 dân tộc
- Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ phương pháp thặng dư khi định giá đất
- Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
- Hạ tầng cho xe điện
- Người Việt Nam vẹn nguyên ký ức về bột mì, dầu ăn, sữa do Liên Hợp Quốc tài trợ
- Đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Ủy viên Trung ương Bùi Nhật Quang
- Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
- Triển khai quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
- Thời tiết Hà Nội 9.9: Mưa rào kèm giông kéo dài nhiều ngày
- Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
- Chứng khoán ngày 6/1: BID và VCB nâng đỡ, VN
- Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- Nghe sách Đắc Nhân Tâm
- Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
- Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?