【kết quả giải vô địch quốc gia ba lan】Xây dựng lộ giao thông cần gắn với duy tu

  发布时间:2025-01-25 16:45:08   作者:玩站小弟   我要评论
Huyện Cái Nước có tuyến Quốc lộ 1 đi qua dài gần 40 km và 4 trục đường liên huyện gồm Cái Nước - Đầm kết quả giải vô địch quốc gia ba lan。

Báo Cà MauHuyện Cái Nước có tuyến Quốc lộ 1 đi qua dài gần 40 km và 4 trục đường liên huyện gồm Cái Nước - Đầm Dơi, Lương Thế Trân - Đầm Dơi, Cái Nước - Phú Tân và Rau Dừa - Rạch Ráng. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Cái Nước phát triển kết cấu hạ tầng, đấu nối hoàn thiện mạng lưới giao thông, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Huyện Cái Nước có tuyến Quốc lộ 1 đi qua dài gần 40 km và 4 trục đường liên huyện gồm Cái Nước - Đầm Dơi, Lương Thế Trân - Đầm Dơi, Cái Nước - Phú Tân và Rau Dừa - Rạch Ráng. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Cái Nước phát triển kết cấu hạ tầng, đấu nối hoàn thiện mạng lưới giao thông, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Xác định lợi thế đó, trong quá trình quy hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, huyện Cái Nước sớm đề ra mục tiêu bê-tông hoá cầu, lộ nông thôn. Với phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm, lấy sức dân làm lợi cho dân, qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, đến nay huyện Cái Nước cơ bản hoàn thiện mạng lưới giao thông, giúp Nhân dân đi lại và vận chuyển hàng hoá thuận tiện bằng đường bộ thay cho phương tiện thuỷ vừa tốn kém, vừa mất thời gian.

Tuyến lộ kinh Chống Mỹ thuộc ấp Cái Giếng, xã Đông Hưng sạt lở, hư hỏng nặng nhưng chưa được kè chắn sửa chữa để bảo vệ.

Đến cuối năm 2015, ngoài các trục đường liên huyện và đường ô-tô về trung tâm xã, huyện Cái Nước xây dựng được 2.050 km đường từ liên xã, liên ấp đến các khu đông dân cư, nối liền trên 75% trục giao thông chính trên địa bàn, xe 2 bánh đi lại thuận tiện cả 2 mùa mưa nắng.

Đi đôi với đầu tư xây dựng, huyện Cái Nước chú trọng việc chỉ đạo duy tu các tuyến đường và cầu bị xuống cấp, hư hỏng, đảm bảo các công trình sử dụng lâu dài. Theo tổng hợp của ngành chức năng, từ năm 2010-2015, huyện huy động trên 11 tỷ đồng, duy tu 380 cây cầu và 52 km lộ nông thôn. Riêng năm 2015, thông qua nguồn kinh phí bảo trì đường bộ và vốn đóng góp trong dân, các địa phương trong huyện đã sửa chữa hơn 12 km lộ và 57 cây cầu.

Nhiều địa phương có cách làm khá linh hoạt trong việc duy tu cầu, lộ và phòng, chống sạt lở để bảo vệ công trình. Trong đó, giải pháp dùng cây gỗ, lưới mành hoặc tấn ráng giữ đất, trồng cây mắm chống xói lở là cách làm ít tốn kém nhưng hiệu quả cao, phù hợp với những hộ dân kinh tế còn khó khăn. Tuy nhiên, việc làm này chưa được thực hiện đại trà và thiếu quan tâm thường xuyên, không ít địa phương còn buông lơi và thiếu kỳ quyết trong chỉ đạo.

Năm 2015, mặc dù ngân sách Nhà nước gặp khó khăn nhưng huyện Cái Nước vẫn triển khai thực hiện hoàn thành gần 44 km lộ bê-tông, trong đó có 6 công trình chiều dài hơn 13 km, quy mô mặt lộ rộng 3 m, đạt chuẩn nông thôn mới. Ðến nay, 100% xã, thị trấn có lộ bê-tông nông thôn nối liền các ấp, khóm trên địa bàn, đấu nối với Quốc lộ 1 và các trục đường liên huyện. Qua đó, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Một bộ phận Nhân dân còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước nên hiện nay nhiều tuyến đường giao thông nông thôn đầu tư xây dựng trước đây đã xuống cấp, hư hỏng nhưng không được sửa chữa. Từ đó, nhiều công trình nằm cặp theo các tuyến sông đã sạt lở sâu bên trong, làm gãy đổ, sụp bể gần hết con lộ, gây khó khăn và nguy hiểm trong việc đi lại, nhưng hộ gia đình và chính quyền địa phương vẫn chưa có động thái khắc phục. Thực trạng này hầu như địa phương nào cũng có.

Việc chậm trễ trong đầu tư duy tu công trình giao thông bị xuống cấp, hư hỏng và thực hiện các biện pháp phòng, chống sạt lở được xem là điểm yếu trong xây dựng giao thông nông thôn ở huyện Cái Nước thời gian qua. Thực trạng này dẫn đến sự lãng phí rất lớn công sức, tiền của của Nhà nước và Nhân dân. Bởi trung bình mỗi công trình giao thông đi qua phần đất của hộ gia đình có chiều dài từ 20 đến trên 100 m, vốn đầu tư khá lớn; một khi công trình bị bong tróc, sạt lở không sửa chữa kịp thời, lâu ngày sẽ kéo theo sự hư bỏng của cả tuyến lộ, buộc phải đầu tư xây dựng lại. Thiệt hại này trước hết thuộc về Nhân dân.

Chính vì vậy, việc chỉ đạo sửa chữa, bảo dưỡng các công trình giao thông nông thôn phải được chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên. Từng hộ gia đình nên xem công trình đi qua phần đất của mình là một phần tài sản của gia đình, từ đó có ý thức tự giác bảo quản và sửa chữa khi xuống cấp, hư hỏng. Làm được như thế chính là Nhân dân đã đóng góp công sức, phát huy nội lực - một việc làm rất cần thiết trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hiện nay./.

Bài và ảnh: Kiều Châu

相关文章

最新评论