Ảnh minh họa Dấu hiệu phục hồi tích cực trong xuất khẩu hàng hoá
Theo ông Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Bộ Công thương, mặc dù một số chỉ tiêu xuất khẩu năm 2023 chưa đạt kế hoạch, song vẫn có những điểm sáng tích cực. Đà sụt giảm xuất khẩu hàng hoá chậm lại trong những tháng cuối năm 2023. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%.
Mở rộng, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu
Để đạt được mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 tăng khoảng 6% so với năm 2023, Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng cho hay, Bộ Công thương sẽ tập trung khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và ký kết, triển khai các FTA mới để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, tăng cường khai thác các thị trường lân cận, còn tiềm năng, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững; đồng thời, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại.
Bộ Công thương cũng khuyến nghị các doanh nghiệp không được lơ là, chủ quan, phải theo dõi chặt chẽ tình hình biến động sản xuất, cung cầu, giá cả hàng hóa trên thế giới và trong nước để kịp thời có các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong năm 2024 cũng như giai đoạn 2021-2025”.
Nhìn tổng thể, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của nước ta năm 2023 tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp; tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Đánh giá về hoạt động xuất, nhập khẩu năm 2023, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, điểm sáng trong “bức tranh” xuất khẩu hàng hoá trong năm qua là mặt hàng nông sản và thị trường Trung Quốc tăng trưởng mạnh. Cụ thể, xuất khẩu nhóm các mặt hàng nông sản, thuỷ sản năm 2023 đạt 32,5 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm trước.
Trong năm qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tích cực đàm phán với các cơ quan của Trung Quốc để mở cửa thêm thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng rau quả của Việt Nam; phối hợp với các tỉnh biên giới theo dõi sát tình hình tại các cửa khẩu, nâng cao hiệu quả của công tác điều tiết nông sản xuất khẩu qua các của khẩu biên giới phía Bắc.
Cùng với thị trường Trung Quốc, một số thị trường mới, thị trường ngách cũng được các doanh nghiệp Việt Nam khai thác khá hiệu quả. Điển hình như thị trường châu Phi tăng 6,4%; một số nước Tây Âu, Đông Âu và Bắc Âu tăng 7,5%; Tây Á tăng 8,7%.
Bình luận về thành quả nêu trên, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng, Việt Nam vẫn xuất siêu với con số kỷ lục trong năm 2023 (28 tỷ USD) thể hiện tiềm lực xuất khẩu vẫn rất lớn, cùng sức chống chịu của doanh nghiệp đang được củng cố. Các tháng cuối năm 2023 đà suy giảm xuất khẩu được rút ngắn là tín hiệu khả quan cho năm 2024.
Doanh nghiệp chủ động khai thác đơn hàng ngay từ đầu năm 2024
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong, việc Bộ Công thương đề ra mục tiêu năm 2024 kim ngạch xuất khẩu tăng 6% so với năm 2023 được dựa trên thực tế hoạt động xuất khẩu năm qua, với những điểm sáng của các ngành hàng nông sản, sự phục hồi của các ngành dệt may, da giày… “Đây là mục tiêu thể hiện nỗ lực, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Chúng ta có nhiều cơ sở để tin tưởng mục tiêu này có thể được hiện thực hóa” - ông Nguyễn Minh Phong nhận định.
Đồng thuận với quan điểm nêu trên, PGS. TS Nguyễn Thường Lạng khẳng định, mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6% là có thể thực hiện được. Trải qua nhiều khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp đã tích lũy được kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thị trường mới, tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vẫn di chuyển tới Việt Nam góp phần thúc đẩy xuất khẩu chung. Động lực giảm lãi suất vốn tín dụng đã thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng quy mô xuất khẩu, đầu tư thích ứng với chuyển đổi xanh, các bon thấp… Một số mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu tăng như rau quả, gạo... Tất cả các yếu tố này góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2024.
Về tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam năm 2024, VinaCapital vừa đưa ra dự báo, sẽ phục hồi từ mức giảm 4% năm 2023 lên mức tăng 7% năm 2024. VinaCapital nhận định, sau một năm 2023 đầy thử thách, các dấu hiệu đều cho thấy năm 2024 sẽ là một năm mạnh mẽ hơn của nền kinh tế Việt Nam, được thúc đẩy bởi sự hồi phục của ngành sản xuất và cải thiện tâm lý người tiêu dùng.
Kỳ vọng xuất khẩu sẽ khởi sắc, ở góc độ doanh nghiệp, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - ông Thân Đức Việt cho biết, hiện doanh nghiệp đã đủ đơn hàng cho quý I/2024, song vẫn ít hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, tình hình có thể cải thiện vào quý II/2024, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi. Nếu mọi thứ xảy ra như dự báo, 2024 vẫn là một năm đáng để hy vọng cho doanh nghiệp dệt may./.
顶: 674踩: 13
【7m tỷ lệ bóng đá châu á】Tận dụng tốt hơn nữa dư địa từ các hiệp định thương mại
人参与 | 时间:2025-01-11 16:46:39
相关文章
- Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- Chất lượng
- Bé với an toàn giao thông
- Phát triển mô hình phục vụ hoạt động thư viện, khuyến đọc
- Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- Hơn 11.000 thí sinh tranh tài để xét tuyển vào khoảng 90 trường đại học
- Thí sinh trúng tuyển đại học sớm cần làm những gì?
- Giáo dục nghề nghiệp kết nối doanh nghiệp nâng cao chất lượng đào tạo
- BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- Phát động thi đua năm học 2023
评论专区