当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【số liệu thống kê về đội tuyển bóng đá quốc gia maroc gặp đội tuyển bồ đào nha】Thực trạng tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp công nghiệp tại Hà Nội

TÓM TẮT:

Hiện nay Việt Nam được xếp vào nhóm các nước đang phát triển,ựctrạngtăngtrưởngxanhcủacácdoanhnghiệpcôngnghiệptạiHàNộsố liệu thống kê về đội tuyển bóng đá quốc gia maroc gặp đội tuyển bồ đào nha có lượng phát thải gây ô nhiễm ngày càng gia tăng do đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạnh đó, tăng trưởng xanh đang trở thành một xu thế của các doanh nghiệp trên thế giới, cũng như ở Việt Nam.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp công nghiệp ngày càng phải đối mặt với việc buộc phải giảm phát thải, giảm ô nhiễm môi trường bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế. Bài viết này đưa ra các khái niệm về tăng trưởng xanh, sản phẩm xanh, dịch vụ xanh, môi trường bền vững cho các doanh nghiệp công nghiệp tại Hà Nội.

1. Đặt vấn đề

1.1. Khái niệm tăng trưởng xanh

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đưa ra khái niệm về “nền kinh tế xanh” là “phát triển một nền kinh tế mà nâng cao đời sống con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái”. 

Đó là một khái niệm mang tính chất chung nhất và đã bao hàm các nội dung của các trụ cột của phát triển bền vững, đồng thời nhấn mạnh việc giảm thiểu rủi ro về mặt môi trường sinh thái. Hiểu một cách đơn giản nhất đó là một nền kinh tế sử dụng ít các bon, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và hướng tới việc đảm bảo công bằng xã hội.

Tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên hợp quốc định nghĩa “Tăng trưởng xanh” là “Quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội”. Tăng trưởng xanh chỉ có thể trở thành hiện thực khi các chủ thể kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp thực sự tham gia thực hiện ngay trong quá trình sản xuất kinh doanh.

1.2. Nội hàm của tăng trưởng xanh

Các nội hàm của tăng trưởng xanh có thể khái quát ở 3 khía cạnh chính:

- Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;

- Xanh hóa sản xuất;

- Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững.

Đây cũng chính là 3 nhiệm vụ chiến lược đã được đề ra trong Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam ban hành từ năm 2012.

2. Nội dung đánh giá tăng trưởng xanh của doanh nghiệp công nghiệp

Trong lĩnh vực công nghiệp, để sản xuất gắn liền với giảm phát thải khí nhà kính, giảm tác động gây ô nhiễm môi trường, chuyển từ sản xuất nâu sang sản xuất xanh buộc doanh nghiệp phải có chiến lược và hành động cụ thể, thường tập trung vào 3 nội dung hướng tới xanh hóa sản xuất, đó là: (1) Đổi mới công nghệ; (2) Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; (3) Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng sản phẩm xanh.

Cả 3 nội dung này không dễ dàng thực hiện bởi doanh nghiệp luôn có xu hướng tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu hóa chi phí mà ít quan tâm đến vấn đề môi trường, trong khi đó việc thực hiện 3 nội dung để tăng trưởng xanh vừa tốn kém cả thời gian lẫn công sức và nguồn lực. Chính vì lẽ đó, Nhà nước cần thể hiện vai trò trong thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đây là một nhận thức mang tính cốt lõi nhất. Tuy nhiên, mức độ và cách thức hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh có thể khác nhau tùy thuộc vào khả năng của doanh nghiệp và những ưu tiên của Nhà nước trong khuôn khổ nguồn lực cho phép.

2.1. Đổi mới công nghệ

Nhìn chung, đổi mới công nghệ luôn là yêu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp, nhất là trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Đổi mới công nghệ giúp cho doanh nghiệp cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm và đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm. Tuy nhiên, để thực hiện tăng trưởng xanh thì nội dung đổi mới công nghệ không chỉ để nâng cao năng suất, mà còn đồng thời nhằm giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu và giảm tác động xấu đến môi trường.

Vì những lợi ích này mà doanh nghiệp có động lực đổi mới công nghệ để thực hiện tăng trưởng xanh, tăng trách nhiệm xã hội vì chính sự tồn tại và phát triển của bản thân doanh nghiệp. Công nghệ được cải tiến sẽ dẫn đến những phương pháp sản xuất mới, thân thiện hơn với môi trường và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa là những công nghệ mới có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn với cùng số lượng các yếu tố đầu vào như trước hay thậm chí ít hơn, vừa cho năng suất cao hơn, vừa tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Đối với các doanh nghiệp công nghiệp, việc thực hiện đổi mới công nghệ theo hướng tăng trưởng xanh phải đảm bảo sự xanh hóa công nghệ hay hướng tới sử dụng các công nghệ xanh, để giải quyết các vấn đề như:

- Phát triển bền vững bằng những công nghệ thân thiện với môi trường, không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên hay ảnh hưởng nguy hại đến những thế hệ tương lai.

- Tạo dựng một chu trình kín trong sản xuất, nghĩa là phế phẩm của một quy trình sẽ là nguyên liệu của một quy trình sản xuất khác.  

- Giảm thiểu tối đa phế thải độc hại và tăng cường khả năng tái tạo sản phẩm cũ thành nguyên liệu mới.

- Công nghệ xanh đòi hỏi cần phải sử dụng năng lượng hợp lý hoặc giảm thiểu hầu bảo vệ mội trường thiên nhiên.

- Hóa học xanh cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc giải quyết công nghệ xanh.

Các doanh nghiệp áp dụng đổi mới công nghệ để thực hiện tăng trưởng xanh cần hành động phù hợp với các yếu tố như: Các chính sách qui định; Cầu của thị trường.

Ở rất nhiều nước trên thế giới, các qui định, chính sách là một động lực quan trọng cho các doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ. Để khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng xanh thì một mặt Nhà nước cần qui định có tính chất ưu đãi đối với các công nghệ thân thiện với môi trường, mặt khác đồng thời trừng phạt đối với các công nghệ gây ô nhiễm theo lộ trình. Tuy nhiên, chỉ khi thị trường có nhu cầu gia tăng về sản phẩm xanh tương ứng, doanh nghiệp mới có thể nắm lấy cơ hội và phát triển thị trường sản phẩm xanh.    

2.2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ làm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và bảo vệ môi trường. Xu hướng hội nhập toàn cầu ngày nay là hướng tới các chính sách về năng lượng với yêu cầu xanh, sạch, bảo vệ môi trường sinh thái chứ không chỉ riêng về dịch vụ, chất lượng hay hiệu quả kinh tế.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất trong ngành công nghiệp cần có cam kết sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, năng lượng như điện, nước, gas… trong quy trình sản xuất cũng như trong các hoạt động tại nhà máy để giảm thiểu những tác động tiêu cực lên môi trường. Không chỉ doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp lớn, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có những biện pháp, tuyên truyền để thực hiện công tác tiết kiệm năng lượng.

Hiệu quả của tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng sẽ giúp cho việc tiêu thụ năng lượng giảm xuống, giảm việc sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên, thiên nhiên. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và xây dựng thương hiệu của mình một cách mạnh mẽ, cần đặt lợi ích của cộng đồng lên trên. Hướng tới một doanh nghiệp “xanh” không chỉ góp phần làm giảm nguồn năng lượng tiêu thụ cùng nhiều chi phí khác xuống mức có lợi về kinh tế, mà còn giúp doanh nghiệp tạo thế đứng riêng trên con đường phát triển với rất nhiều cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Một giải pháp để giúp các doanh nghiệp sản xuất thực hiện sử dụng năng lượng hiệu quả đó là thay đổi dây chuyền công nghệ sản xuất phù hợp, đảm bảo tiết kiệm năng lượng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, cùng một dây chuyền công nghệ, việc nghiên cứu sử dụng các loại nguyên, nhiên liệu một cách hợp lý và hiệu quả nhất cũng hết sức quan trọng, cùng với việc tăng cường năng lực cho bộ phận nghiên cứu và triển khai (R&D) của doanh nghiệp lựa chọn phương pháp sản xuất và sử dụng công nghệ, máy móc tối ưu cho việc tiết kiệm tiêu dùng năng lượng hiệu quả (OECD, 2013).

2.3. Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng sản phẩm xanh

Đứng trước tình trạng các nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, đa dạng sinh học đang bị suy giảm, ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét… nhiều quốc gia đã chọn kinh tế xanh làm mô hình phát triển mới. Thay thế việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch, tài nguyên không tái tạo bằng kinh tế xanh, sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ các - bon thấp, khuyến khích sử dụng nguồn lực từ năng lượng hiệu quả hơn. Do vậy, đối với doanh nghiệp, việc chuyển đổi sản phẩm theo hướng sản phẩm xanh cũng được coi là một xu thế tất yếu trong phát triển bền vững.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chủ động cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các biện pháp hướng tới phát triển kinh tế xanh như: Áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế; Thực hiện thí điểm cơ chế sản xuất sạch, cơ chế năng xuất xanh trong doanh nghiệp; Đẩy mạnh xây dựng hệ thống Biogas ở nông thôn… Những biện pháp trên đã góp phần vào việc tiết kiệm tài nguyên, xây dựng nền kinh tế xanh…

Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng sản phẩm xanh trong doanh nghiệp công nghiệp cần phải chú ý: áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn để mang lại lợi ích kinh tế cao, chất lượng tốt, từ đó tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nguồn nước, giảm đáng kể chất thải ô nhiễm ra môi trường, cải thiện môi trường lao động, chất lượng sản phẩm tăng được người tiêu dùng ưa chuộng và quan trọng hơn là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường gắn với sự phát triển bền vững của đơn vị.

3. Thực trạng tăng trưởng xanh của các doanh nghiệp công nghiệp tại Hà Nội

3.1. Thực trạng chung

Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn năm 2022 đã tăng so với năm 2015 và tăng ở tất cả các ngành công nghiệp, trong đó doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở ngành chế biến, chế tạo với tỷ lệ 95,4%. Đây cũng là đặc điểm chung của khu vực công nghiệp Việt Nam, thể hiện vai trò của công nghiệp CBCT đối với tăng trưởng kinh tế, khi khoảng 20% giá trị tăng thêm mỗi năm là do ngành này tạo ra. (Bảng 1)

Bảng 1. Số doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Ngành

Số lượng doanh nghiệp

2018

2019

2020

2021

2022

Khai khoáng

218

225

199

201

221

Công nghiệp chế biến

16310

17341

17525

17559

19315

Sx phân phối điện, khí đốt, hơi nước

122

161

404

836

920

Cung cấp xử lý nước thải

422

519

481

476

524

Tổng

17072

18246

18609

19072

20979

分享到: