【barca vs rayo】Phần lớn trái phiếu doanh nghiệp chỉ được bảo lãnh phát hành
Nhóm ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp | |
Rủi ro với trái phiếu doanh nghiệp đang tăng lên | |
Thận trọng khi quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo |
Thị trường TPDN phát triển mạnh thời gian qua. |
Trái phiếu doanh nghiệp phát hành vượt trái phiếu chính phủ
Theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam, đến năm 2020, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 436 nghìn tỷ đồng, bỏ xa mức 330 nghìn tỷ đồng huy động trái phiếu Chính phủ.
Nhìn lại lịch sử phát triển của thị trường tài chính, cho đến tháng 7/2000, khi nhắc đến thị trường tài chính người ta chỉ nhắc đến hệ thống các ngân hàng thương mại, mà vắng bóng thị trường vốn.
Bức tranh thị trường trái phiếu chỉ mới bắt đầu rõ nét vào năm 2009, khi thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt chính thức đi vào hoạt động tại Sở GDCK Hà Nội.
Theo ông Quỳnh, đến thời điểm này, trái phiếu Chính phủ đã đạt được những thành công hết sức tích cực, giúp thị trường trái phiếu Chính phủ tăng trưởng đột phá, không chỉ về quy mô, loại hình trái phiếu, mà kỳ hạn trái phiếu kéo dài lên đến 30 năm. Với nền tảng, trái phiếu Chính phủ ngày càng phát triển, có chiều sâu, tạo điều kiện tích cực để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, 4 năm trở lại đây, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công đã vượt khối lượng trái phiếu Chính phủ. Mặt khác, những năm trước, bên cạnh các chính sách lỏng về điều kiện, thủ tục phát hành…, Việt Nam còn cho phép trái phiếu doanh nghiệp chọn phương thức phát hành là, trái phiếu riêng lẻ được chào bán ra công chúng cho cả các nhà đầu tư không chuyên nghiệp trên thị trường thứ cấp sau 1 năm kể từ ngày phát hành. Đây chính là quyết định gây bùng nổ thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong giai đoạn 2019-2020.
Sự bùng nổ này đã khơi thông được kênh dẫn vốn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp dần được hình thành, hòa chung vào thị trường vốn và thị trường tài chính. Doanh nghiệp có thể lựa chọn kênh dẫn vốn trái phiếu với nguồn vốn trung và dài hạn, lãi suất ổn định. Từ đó, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà máy xí nghiệp, các hoạt động đầu tư kinh doanh có tính chất dài hạn, giúp nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, dung lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường trái phiếu bắt đầu lớn và có những rủi ro.
Rủi ro lớn nếu doanh nghiệp phát hành vỡ nợ
Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, số liệu báo cáo cho thấy, về cơ cấu mua trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp chủ yếu thuộc về công ty chứng khoán, ngân hàng và số ít nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp.
Tại Mỹ, hệ thống ngân hàng chia làm hai phân khúc gồm ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Trong đó, chỉ có ngân hàng đầu tư mới được phép hỗ trợ phát hành trái phiếu. Trái lại, tại Việt Nam, các ngân hàng rất đa chức năng, đồng thời vừa là ngân hàng thương mại vừa là ngân hàng đầu tư.
Khẳng định sự hỗ trợ của các ngân hàng đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam rất quan trọng, đó là sự hỗ trợ về kỹ thuật để các doanh nghiệp đủ điều kiện phát hành, sau đó, ngân hàng còn hỗ trợ phân phối lượng trái phiếu đó, ông Hiếu cho biết, nhờ vậy, trong 6 tháng đầu năm nay, bất chấp dịch bệnh, lượng trái phiếu doanh nghiệp vẫn tăng trưởng rất mạnh.
Tuy nhiên, chuyên gia này cảnh báo, chỉ số ít trái phiếu được ngân hàng bảo lãnh thanh toán, tức nhà đầu tư mua trái phiếu của nhà phát hành, trong trường hợp rủi ro, nhà phát hành không trả được nợ, thì ngân hàng sẽ trả thay.
Như vậy, phần lớn số trái phiếu còn lại chỉ được bảo lãnh phát hành. Nghĩa là, nếu phát hành không hết, ngân hàng sẽ cam kết mua toàn bộ số trái phiếu còn lại.
Các ngân hàng chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả được gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn hay không.
“Điều này đồng nghĩa, rủi ro với nhà đầu tư rất lớn nếu doanh nghiệp phát hành vỡ nợ. Nhìn chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang tiềm ẩn nhiều rủi ro do dịch bệnh Covid-19 khiến doanh nghiệp không thể hoạt động nhưng vẫn đi vay vốn. Và các rủi ro đều đổ dồn vào trái chủ", chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu lưu ý.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- ·Người đàn ông ở California mất nhà vì bị sao băng rơi trúng
- ·Đấu tranh ngăn chặn, triệt phá hiệu quả các vụ buôn lậu
- ·Tỷ giá Euro hôm nay 29/12/2023: Đồng Euro suy yếu, bán thấp nhất 26.470 VND/EUR
- ·Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- ·Hơn 7.000 cơ sở kinh doanh thiết bị y tế bị “sờ gáy”
- ·Bộ Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ gần 2 tỷ đồng cho học sinh vùng lũ
- ·Long An: Phát hiện hai cơ sở tái chế khẩu trang y tế đã qua sử dụng
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- ·Quân đội Ukraine vượt sông Dnipro, Nga bị tố phá hủy trang trại ở Kherson
- ·Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- ·Nhiều trường cho sinh viên đi học trở lại từ 15/10
- ·Gần 1.400 học sinh tham gia thi IEC
- ·Kiểm soát an toàn thực phẩm trong trường học
- ·Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- ·NHNN: Một số ngân hàng tăng lãi suất không phản ánh xu hướng thị trường
- ·Tướng Mỹ nhận định quân số thương vong của Nga và Ukraine
- ·Tỷ giá Won Hàn Quốc hôm nay 28/12/2023: Won/VND giữ nguyên giá mua tại các ngân hàng lớn
- ·Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- ·Quảng Điền đạt 106 giải học sinh giỏi cấp tỉnh