Không gian họp báo đầy ấn tượng
Sáng (6-9) tại Khu Văn hóa Hồ Sen,o Bslna hôm nay trực tiếp thành phố Vị Thanh, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức Họp báo thông tin về Festival Áo Bà Ba - Hậu Giang 2023. Bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì buổi họp báo, cùng tham dự còn có Ngài Saadi Salama, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Palestine tại Việt Nam, nhà thiết kế Minh Hạnh, Tổng đạo diễn chương trình, lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, sự có mặt của các nhà báo đến từ 30 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Bà Hồ Thu Ánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu tại buổi họp báo.
Phát biểu tại buổi họp báo, bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết sau gần 20 thành lập, Hậu Giang gặt hái nhiều kết quả nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội. Tạo dấu ấn trên lĩnh vực văn hóa, Hậu Giang tổ chức Festival Áo Bà Ba - Hậu Giang 2023 với chủ đề Phát huy nội lực, tận dụng thời cơ, khơi dậy khát vọng xây dựng tỉnh Hậu Giang phát triển nhanh và bền vững. “Chúng tôi mong muốn ngoài việc tôn vinh áo bà ba, tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Nam Bộ nói chung trong đó có người phụ nữ Hậu Giang. Qua đó chúng tôi mong muốn giới thiệu đến bạn bè gần xa biết đến Hậu Giang nằm ở đâu, có gì đặc sắc. Nhất là về tâm hồn, sự cần cù, chất phác, chịu thương chịu khó của người dân Nam Bộ nói chung trong đó có người Hậu Giang. Chúng tôi mong muốn qua sự kiện văn hóa nghệ thuật phía sau là sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tỉnh Hậu Giang phát triển thì sẽ góp phần cho cả vùng ĐBSCL và cả nước phát triển tốt đẹp hơn.” Bà Hồ Thu Ánh cho biết thêm.
Festival Áo Bà Ba - Hậu Giang năm nay mang nét đặc trưng của vùng đất Hậu Giang khi giới thiệu bộ sưu tập Áo Bà Ba làm bằng vải sợi tơ khóm Cầu Đúc kết hợp tơ tằm do những nghệ nhân dệt tơ tằm ở thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và làng lụa Nha Xá, tỉnh Hà Nam thực hiện. Sự phát hiện này là lợi thế cho Hậu Giang trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, mở ra cơ hội mới cho loại cây trồng này.
Theo nhà thiết kế Minh Hạnh Tổng đạo diễn chương trình, Hậu Giang có khoảng 2.800 ha khóm Cầu Đúc, tuy nhiên người dân ở đây chỉ có thu nhập từ trái mà chưa tận dụng triệt để giá trị của loại cây này.
Nhà thiết kế Minh Hạnh chia sẻ: “Người Hậu Giang rất nỗ lực, sáng tạo vì vậy không có lí do gì không phát triển. Nếu lãnh đạo tỉnh chú ý hơn về văn hóa. Với một tỉnh như vầy thì công nghiệp, công nghệ cần thiết phải phát triển nhưng không thể nào không phát triển văn hóa. Đây là nền tảng quan trọng cho sự phát triển tốt hơn”.
Lịch sử trăm năm của khóm Cầu Đúc cùng các sản phẩm thời trang từ tơ khóm góp phần lan tỏa hình ảnh đất và người Hậu Giang đến với bạn bè trong nước và Quốc tế. Ý tưởng này nhận được sự quan tâm của các cơ quan thông tấn báo chí.
Trong không gian mở và gần gũi, các nhà thiết kế trình diễn bộ sưu tập Áo Bà Ba lấy cảm hứng từ nụ cười, sự cần lao của những tiểu thương chợ Chồm hổm ở phường III, thành phố Vị Thanh; lúa Hậu Giang; trầu Vị Thủy; cá thát lát Hậu Giang, các sản phẩm đan lát từ lục bình, khăn rằn…Tất cả tạo nên điểm nhấn của Hậu Giang.
Không gian họp báo gây ấn tượng với quý đại biểu.
Festival Áo Bà Ba - Hậu Giang 2023 hứa hẹn là sự kiện văn hóa du lịch đặc sắc, hấp dẫn góp phần bảo tồn bản sắc và phát huy giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc.
Đây là lần đầu tiên Festival Áo Bà Ba diễn ra tại Hậu Giang và dự định sẽ được tổ chức hằng năm, qua đó để người dân biết đến nhiều hơn về chiếc Áo Bà Ba cũng như về vùng đất và con người Hậu Giang nói riêng, Nam bộ nói chung.