当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kqbd dức】Bình Dương kiến nghị Thủ tướng các giải pháp khơi thông nguồn lực 正文

【kqbd dức】Bình Dương kiến nghị Thủ tướng các giải pháp khơi thông nguồn lực

2025-01-10 00:51:41 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:786次

Từ yêu cầu của Thủ tướng

Phát biểu tại hội nghị,ìnhDươngkiếnnghịThủtướngcácgiảiphápkhơithôngnguồnlựkqbd dức Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hội nghị lần này góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 vừa qua, thúc đẩy phát triển vùng Đông Nam bộ với mục tiêu tăng trưởng 2 con số, toàn diện, bao trùm, chất lượng, bền vững trong giai đoạn tới. Đây là thách thức rất lớn nhưng cơ hội cũng không ít, vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ với Đông Nam bộ là vùng kinh tế trọng điểm, đóng góp rất lớn cho cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì hội nghị.

Trong đó tìm ra các giải pháp đột phá phát triển lĩnh vực logistics; xây dựng trung tâm tài chính TP. HCM; xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025 với hệ thống giao thông kết nối, hệ sinh thái sân bay hoàn chỉnh; triển khai dự án đường Vành đai 3 và thúc đẩy triển khai đường Vành đai 4 TP HCM; đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc từ Đắk Nông qua Bình Phước tới Bình Dương, đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài kết nối với Campuchia; kết nối hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, phát triển nguồn nhân lực.

Theo đánh giá, khu vực Đông Nam bộ hiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hạ tầng giao thông chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế, giao thông kết nối giữa các địa phương với TP.Hồ Chí Minh chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ. Giải ngân đầu tư công chưa đạt tiến độ yêu cầu, các vướng mắc về giải ngân đầu tư công còn chậm tháo gỡ.

Công nghiệp là một trong 3 trụ cột quan trọng của vùng nhưng phát triển còn thiếu bền vững, phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Hạ tầng giao thông kết nối cảng đang là điểm nghẽn; chưa hình thành được hệ sinh thái dịch vụ logistic đa dạng tại vùng Đông Nam bộ nhằm đáp ứng nhu cầu lưu chuyển hàng hóa của cả vùng. Do đó, phải sớm đánh giá nguyên nhân và có các giải pháp khắc phục kịp thời để đạt được mục tiêu đề ra trong cả nhiệm kỳ.

Hội nghị đã tập trung thảo luận, đề ra một số giải pháp và nhiệm vụ cần thực hiện trong năm 2025. Theo đó, các Bộ, địa phương tăng cường giải ngân số vốn đã được giao, sớm đưa nguồn vốn hấp thụ vào nền kinh tế; nghiên cứu, lựa chọn các dự án vùng và có tính chất vùng quan trọng, cấp bách để ưu tiên nguồn vốn bố trí trong kế hoạch trung hạn 2026-2030. Các Bộ nghiên cứu đề xuất các chuyên đề triển khai liên kết vùng để thực hiện trong 2025. Các địa phương có nguồn thu lớn cần tập trung nguồn lực cùng với nguồn ngân sách Trung ương cho các dự án để tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng vùng giai đoạn tới.

Đếncác giải pháp của Bình Dương

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà cho biết, kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước tăng 8,01%, đứng thứ 2/6 địa phương trong vùng; GRDP bình quân đầu người đạt 182,6 triệu đồng, tăng 13,8 triệu đồng so với năm 2023. Thu ngân sách 71.234 tỷ đồng, đạt 110%, vượt dự toán Thủ tướng Chính phủ giao. Thu hút đầu tư nước ngoài ước đạt trên 2 tỷ đô la Mỹ, vượt chỉ tiêu đề ra. Kim ngạch xuất khẩu đạt 34,5 tỷ đô la Mỹ, kim ngạch nhập khẩu đạt 24,5 tỷ đô la Mỹ, tăng cao so với cùng kỳ và vượt chỉ tiêu. Tiếp tục duy trì thặng dư thương mại trên 10 tỷ đô la Mỹ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Lộc Hà thay mặt lãnh đạo tỉnh Bình Dương Bình Dương kiến nghị Thủ tướng các giải pháp khơi thông nguồn lực năm 2025.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Lộc Hà thay mặt lãnh đạo tỉnh Bình Dương kiến nghị Thủ tướng các giải pháp khơi thông nguồn lực năm 2025.

“Tỉnh ủy Bình Dương xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 phải phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt từ 10% trở lên; tập trung huy động tối đa các nguồn lực, thu ngân sách đạt trên 94.000 tỷ đồng, chi đầu tư công 36.000 tỷ đồng (trong đó có 10.000 tỷ đồng tạm ứng quỹ cải cách tiền lương và 4.000 tỷ đồng ngân sách Trung ương hỗ trợ đường cao tốc Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành), để tạo bứt phá trong đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối vùng. Đặc biệt là đầu tư hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, các cầu vượt, nút giao để kết nối thông suốt với TP HCM và hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế với một số công trình ưu tiên: Đường và cầu vượt sông Đồng Nai nối từ sân bay Biên Hòa qua Dĩ An đến đường Vành đai 3 TP. HCM; đường ven sông Sài Gòn kết nối từ TP Thủ Dầu Một, Bình Dương đến TP Thủ Đức, TP HCM; nút giao Sóng Thần và nâng cấp mở rộng đường An Bình kết nối cầu vượt Sóng Thần. Tạo kết nối từ trung tâm TP.Dĩ An đến TP Thủ Đức; đường và cầu kết nối TP Thuận An với quận 12 TP HCM qua đường Vĩnh Phú 10”, ông Nguyễn Lộc Hà thông tin với Thủ tướng.

Để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, tỉnh Bình Dương kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan Trung ương sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể các nội dung đã được Trung ương, Quốc hội thông qua, để khơi thông nguồn lực, chủ động bố trí vốn triển khai các công trình ngay từ đầu năm 2025.

Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.

Trong đó, ban hành cơ chế đặc thù cho vùng Đông Nam bộ dựa trên nguyên tắc vì lợi ích chung của khu vực, tận dụng được lợi thế tuyệt đối của vùng Đông Nam bộ và phải tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc tồn tại trong nhiều năm qua.

Việc đầu tư hạ tầng giao thông vùng cần nguồn lực lớn trong khi vùng Đông Nam bộ có 4/6 tỉnh, thành phố thuộc nhóm địa phương có tỷ lệ điều tiết phần ngân sách địa phương bình quân được hưởng khá thấp so với các vùng khác. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương cho phép tỉnh Bình Dương và các tỉnh, thành phố trong vùng được giữ lại toàn bộ 100% nguồn thu từ khai thác quỹ đất cũng như 100% số thu ngân sách vượt so với chỉ tiêu Trung ương giao nhằm tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển địa phương.

Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình hoặc các hình thức huy động vốn không phụ thuộc vào hạn mức trần nợ công... để đầu tư mạng lưới metro và đường sắt trên địa bàn tỉnh. Lãi suất trái phiếu do địa phương tự quyết định, đảm bảo trên cơ sở khả năng thanh toán trả nợ của địa phương. Điều chỉnh tỷ lệ điều tiết thời kỳ ổn định ngân sách 2026-2030 theo hướng tăng tỷ lệ giữ lại cho địa phương ít nhất 40% để tỉnh đủ nguồn lực tạo tăng trưởng đột phá, vượt qua bẫy thu nhập trung bình và đạt được các mục tiêu tăng trưởng theo Nghị quyết 24-NQ/TW.

Tỉnh Bình Dương đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm như đường Vành đai 3, đường Vành đai 4, cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.
Tỉnh Bình Dương đang đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm như đường Vành đai 3, đường Vành đai 4, cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.

Tỉnh Bình Dương kiến nghị Chính phủ một số nội dung liên quan đến việc triển khai các công trình trọng điểm đường Vành đai 3, đường Vành đai 4, cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành… Kiến nghị TP. HCM sớm triển khai nâng tĩnh không Bình Triệu 1 và cầu Bình Phước 1, tháo gỡ nút thắt cổ chai, thúc đẩy hình thành và phát triển các hệ thống cảng theo quy hoạch, đẩy mạnh giao thông đường thủy trên 115km sông Sài Gòn từ cầu Bình Triệu về thượng nguồn, góp phần giảm áp lực giao thông vận tải đường bộ, chi phí logistics, phát huy tối đa hiệu quả vận chuyển hàng hóa bằng sà lan (3 lớp container trong một hành trình vận chuyển).

Bên cạnh đó, tỉnh kiến nghị các địa phương tiếp tục tăng cường, chủ động phối hợp để triển khai các nhiệm vụ theo Quy hoạch vùng và Hội đồng vùng giao, nhất là trong xử lý giao thông kết nối vùng giữa các địa phương và cùng giải quyết các vấn đề về đô thị, thoát nước,… tại các khu vực giáp ranh được đồng bộ, thông suốt. ​

Ông Nguyễn Lộc Hà cũng cho biết, tỉnh Bình Dương đã có quy hoạch và đang triển khai hình thành Công viên khoa học công nghệ phục vụ cho tỉnh và cả Vùng, quy mô khoảng 220 hecta tại Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương với vùng lõi Khu công nghệ thông tin tập trung quy mô 15 hecta. Kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cho Bình Dương thực hiện báo cáo sơ bộ đánh giá tác động môi trường để hoàn chỉnh thành phần hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung. Sau khi thành lập, lựa chọn nhà đầu tư, sẽ thực hiện báo cáo tác động môi trường của dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy định.

Nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ là một trong 11 giải pháp trọng tâm năm 2025 của tỉnh Bình Dương.
Nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ là một trong 11 giải pháp trọng tâm năm 2025 của tỉnh Bình Dương.

Về chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, Bình Dương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành xem xét có cơ chế, chính sách cụ thể như miễn hoặc giảm 50% học phí (ngân sách Nhà nước sẽ bù đắp) đối với các ngành học thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là chíp bán dẫn, vi mạch điện tử, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, công nghệ thông tin,… để thu hút được nhiều sinh viên tham gia học tập, nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực này. Hiện Bình Dương có 3 trường Đại học (Việt Đức, Quốc tế Miền Đông, Thủ Dầu Một) có thể tham gia vào chương trình đào tạo 50.000 kỹ sư phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn theo chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trước các kiến nghị của Bình Dương, các tỉnh Đông Nam bộ, các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính ​yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông cho phát triển; làm mới 3 động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm; tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là các ngành mới nổi; thay đổi, cơ cấu lại công tác quản trị theo hướng thông minh, sử dụng công nghệ số; tăng cường quản lý an ninh, trật tự, chống tiêu cực, lãng phí; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách, tháo gỡ khó khăn cho phát triển.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cụ thể giải quyết các vướng mắc, thúc đẩy các dự án trọng điểm trong Vùng. Trong đó, dự án đường Vành đai 4 TP. HCM do UBND TP. HCM là chủ quản đầu tư, quyết định chia tách các dự án thành phần cho các địa phương và có cơ chế chính sách phù hợp để triển khai, hoàn thành thủ tục trong quý 1/2025.

Thủ tướng yêu cầu trong triển khai các nội dung đã thống nhất cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần "dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung"; "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả"; "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi"; không để trì trệ, nếu có vướng mắc thì phải đề xuất.

Xác định 36 chỉ tiêu tăng trưởng và 11 giải pháp cho năm 2025

Kế thừa những thành tích đã đạt được, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã dự thảo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Trong đó, UBND tỉnh đã xác định 36 chỉ tiêu chủ yếu năm 2025 là phấn đấu GRDP tăng 8,5 – 9%%; GRDP bình quân đầu người 195 triệu đồng; cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm với tỷ trọng tương ứng (63,81% - 26,34% - 2,66% - 7,19%); Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 8,7%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 9 - 10%; tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 9 - 10%; tổng thu sách Nhà nước trên địa bàn 74.320 tỷ đồng; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1,8 tỷ USD…

Để đạt được mục tiêu trong năm 2025, UBND tỉnh Bình Dương xây dựng 11 giải pháp trọng tâm gồm:

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bảo đảm ổn định các cân đối lớn. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Về quy hoạch và phát triển đô thị, tỉnh Bình Dương xác định nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Triển khai hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Bình Dương xác định tăng cường đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế đêm.

Tỉnh Bình Dương cũng định hướng tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao và các ngành tiềm năng như chất bán dẫn, đổi mới sáng tạo... Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm 2025 và loại bỏ các dự án kém hiệu quả, ưu tiên nguồn lực cho các dự án kết nối vùng.

Đẩy mạnh thương mại điện tử và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, giảm phụ thuộc vào các thị trường truyền thống; ổn định giá cả và cung cầu hàng hóa, chống gian lận xuất xứ. Phát triển công nghiệp gắn liền với hạ tầng đô thị và hội nhập quốc tế để thúc đẩy các ngành kinh tế khác. Đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn, thu hút đầu tư vào công nghệ cao như chip bán dẫn, năng lượng sạch, và trí tuệ nhân tạo. Mục tiêu IIP năm 2025 tăng trên 8,7%.

Phát triển mạng lưới khu công nghiệp phù hợp, đặc biệt là khu công nghiệp xanh, sinh thái, tăng nội địa hóa ở công nghiệp hỗ trợ và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Thu hút nhà đầu tư chiến lược, hình thành hệ sinh thái kinh tế trọng điểm...

作者:Thể thao
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜