当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bonhdanet】Đột phá hỗ trợ doanh nghiệp khai thác EVFTA bằng nền tảng thương mại điện tử 正文

【bonhdanet】Đột phá hỗ trợ doanh nghiệp khai thác EVFTA bằng nền tảng thương mại điện tử

2025-01-25 11:34:25 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:707次

TMĐT

Đại diện Viện Khoa học Quản trị DN và Kinh tế số Việt Nam trình bày về Chương trình Hợp tác hỗ trợ DN,ĐộtpháhỗtrợdoanhnghiệpkhaithácEVFTAbằngnềntảngthươngmạiđiệntửbonhdanet sàn TMĐT DN Việt Nam - EU

Các chuyên gia nhấn mạnh tại Lễ ra mắt Chương trình Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp (DN) khai thác EVFTA bằng nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam, Tập đoàn Kim Nam.

Công nghệ là cốt lõi để hỗ trợ DN tiếp cận thị trường

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng cho hay, trong thời gian qua, Chính phủ đã có những chương trình hành động mạnh mẽ, quyết liệt nhằm triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), mang lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.

Thống kê cho thấy, TMĐT Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 18%, đạt quy mô hơn 11 tỉ USD.

Theo Thứ trưởng, nhờ sự phát triển của công nghệ mà một số vấn đề quan trọng như nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển cơ sở hạ tầng đã có những hướng giải pháp mới và mang tính đột phá. Bối cảnh đó cộng với sự tác động của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy việc chuyển đổi số trong trong tất cả các lĩnh vực của đời sống - kinh tế - xã hội.

"Dựa trên những thành quả to lớn của công nghệ, chúng ta cần xây dựng các giải pháp mang tính nền tảng, căn cơ, tạo bước đột phá trong việc hỗ trợ các DN Việt Nam tiếp cận các thị trường quốc tế, nhất là các thị trường đã có FTA như EU chẳng hạn. Gần đây chúng ta đều biết câu chuyện về Alibaba, hay Amazon mang đến cơ hội cho các DN siêu nhỏ, hay thậm chí cả các hộ kinh doanh cá thể xuất khẩu sản phẩm do chính tay họ làm ra, điều mà trước đây họ chưa từng dám nghĩ tới”, Thứ trưởng phân tích.

Chương trình Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác EVFTA bằng nền tảng TMĐT sẽ là bước đầu tiên trong lộ trình tạo ra những giải pháp quan trọng, lấy công nghệ làm cốt lõi để hỗ trợ DN Việt, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, cá thể nâng cao năng lực và cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu, tận dụng hiệu quả cơ hội từ các FTA.

Trình bày tại sự kiện, ông Nguyễn Kim Hùng - Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị DN và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM) cho biết, trong Chương trình Hợp tác hỗ trợ DN, sàn TMĐT DN Việt Nam - EU (Vefta) là đề án trọng điểm với quy mô quốc gia được thực hiện nhằm xây dựng sàn giao dịch giữa các DN. "Sàn TMĐT DN Việt Nam - EU có khả năng đấu nối trực tiếp với các sàn TMĐT sẵn có của các tỉnh, thành phố, các ngành hàng; xây dựng một cơ sở dữ liệu Quốc gia về hồ sơ năng lực, minh bạch hóa nguồn gốc xuất xứ thông tin sản phẩm dịch vụ của các DN Việt", ông Hùng nhấn mạnh.

Còn theo ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, chúng ta cần nuôi dưỡng và phát triển sàn thương mại điện tử DN Việt Nam - EU phát triển một cách bền vững và có chiến lược như tập trung mọi nguồn lực để duy trì phát triển hệ thống, con người, trang thiết bị, yếu tố bảo mật để không những tạo điều kiện thuận lợi cho DN Việt vươn ra quốc tế mà còn bảo vệ DN khỏi những nguy cơ thách thức tiềm tàng khi đưa sàn TMĐT vận hành chính thức.

Nỗ lực mở rộng "cánh cửa" để DN vươn ra quốc tế

Phát biểu tại sự kiện, ông Đặng Hoàng Hải- Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết, thời gian qua ngành Công thương đã có nhiều chương trình phối hợp hành động cùng các hiệp hội, cộng đồng DN nhằm tìm các hướng giải pháp mang tính đột phá hỗ trợ DN Việt Nam đón đầu cơ hội do EVFTA mang lại. Trong đó đã kết nối DN với các đối tác thương mại quốc tế nói chung, châu Âu nói riêng.

Theo đó, thực hiện xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia về hồ sơ năng lực của DN Việt để có nguồn dữ liệu tham khảo, thẩm định đáng tin cậy cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các đối tác thương mại quốc tế. Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gốc xuất xứ, minh bạch hóa thông tin sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp Việt, nhằm tạo dựng niềm tin của các đối tác thương mại quốc tế đối với các sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu Việt, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các DN.

Bên cạnh đó, xây dựng một cổng thông tin về các hiệp định thương mại cũng như các chính sách nhà nước liên quan đến hoạt động thương mại, để sau đó giúp cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho DN Việt cũng như các đối tác quốc tế; Kết nối các giải pháp số liên quan nhằm tạo một hệ sinh thái số hoàn thiện giúp cho DN thực hiện các hoạt động kết nối như: Thực thi nghiệp vụ xuất nhập khẩu; thanh toán và bảo lãnh quốc tế; Logistics; các giải pháp chữ ký số và hợp đồng điện tử; truy xuất nguồn gốc và xác thực thông tin sản phẩm…

Đặc biệt, quan trọng hơn là kết nối các cổng dịch vụ của các cơ quan quản lý nhà nước như Hải quan, Thuế, cổng dịch vụ công quốc gia nhằm giúp DN và các đối tác thương mại quốc tế thuận tiện trong các hoạt động giao thương trao đổi hàng hóa.

Đáng chú ý, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng nhấn mạnh, Bộ Công thương sẽ tiếp tục hoàn thiện nền tảng sàn TMĐT dành cho DN make in Việt Nam, hướng tới xuất nhập khẩu. Ngoài ra, sẽ phối hợp triển khai các chương trình cụ thể hỗ trợ DN nhỏ và vừa từng bước tiếp cận và khai thác hiệu quả sàn TMĐT; nghiên cứu tìm giải pháp tích hợp với các hệ thống của các cơ quan liên quan như hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho DN.../.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa làm việc với 06 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Tháp, Đồng Nai, Tiền Giang và Bến Tre và xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình cấp quốc gia “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn thương mại điện tử, để triển khai Chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn TMĐT. Trong năm 2021, Cục này sẽ tiếp tục phối hợp với các tỉnh, thành phố khác trên toàn quốc để tổ chức triển khai Chương trình.

Tố Uyên

作者:Nhà cái uy tín
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜