Hỗ trợ vật nuôi,ạosinhkếvứngphbiếnđổikhhậsố liệu thống kê về ulsan hyundai gặp suwon city trang bị kiến thức thích ứng với biến đổi khí hậu là hiệu quả bước đầu từ Dự án giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật và phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, do Tổ chức Liên minh Na Uy (NMA-V) tài trợ mang lại cho người dân.
Thông qua dự án, gia đình chị Thơ được hỗ trợ con giống để phát triển kinh tế gia đình.
Đảm bảo cuộc sống
Là một trong ba xã trên địa bàn thành phố Vị Thanh, được chọn để triển khai thực hiện mô hình sinh kế thông qua dự án, đến nay nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Vị Tân vui mừng khi được hỗ trợ dê giống để thực hiện mô hình chăn nuôi. Chị Trần Thị Kim Thơ, ở ấp 7, xã Vị Tân, chia sẻ: “Thông qua dự án, gia đình tôi được hỗ trợ 3 con dê giống, giá trị khoảng 15 triệu đồng. Chúng tôi còn được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, hướng dẫn cách làm chuồng trại đúng quy cách. Thấy nuôi dê chăm sóc cũng nhẹ, rất mong bầy dê này sẽ giúp gia đình tôi vươn lên thoát nghèo”.
Gia đình chị Thơ thuộc hộ cận nghèo, kinh tế gia đình chủ yếu phụ thuộc vào công việc làm hồ của anh và nghề may của chị. Vợ chồng anh chị còn có 3 đứa con đang trong độ tuổi đi học, nên cuộc sống rất khó khăn. Với những kỹ thuật được hướng dẫn khi thực hiện mô hình nuôi dê, vợ chồng chị Thơ đang tận dụng diện tích đất vườn rộng để trồng cỏ, tạo nguồn thức ăn tại chỗ cho dê.
Còn đối với gia đình chị Tăng Thị Soda, hộ cận nghèo ở ấp 7, nhờ được hỗ trợ nuôi dê, giúp gia đình chị từng bước vươn lên. Chị Soda tâm sự: “Với lợi thế nguồn thức ăn dồi dào, điều kiện phát triển chăn nuôi thuận lợi, nên bước đầu mô hình nuôi dê hiện cho hiệu quả ổn định. Ngoài 3 con dê được hỗ trợ từ dự án, gia đình tôi hiện cũng mua thêm được 3 con nữa. Mong rằng, mô hình này sẽ giúp chúng tôi phát triển kinh tế gia đình tốt hơn”.
Theo chị Soda, dê dễ nuôi, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ lá, cỏ trong vườn nhà, thời gian nuôi ngắn, chỉ khoảng sau 3-4 tháng là được xuất bán, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống rất hiệu quả. Tính đến nay, đã có 32 hộ trên địa bàn xã Vị Tân đã được hỗ trợ dê, tổng số dê đã trao đến tay hộ nghèo, cận nghèo và hộ khó khăn trên địa bàn xã là 96 con.
Ứng phó trước khó khăn
Ngoài hỗ trợ người dân ổn định sinh kế thông qua mô hình chăn nuôi, đồng thời dự án còn hỗ trợ bồn nước cho người dân có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt trong mùa hạn, mặn. Bà Mã Thị Xua, ở ấp 1, xã Vị Tân, tâm sự: “Nhà ở gần sông lớn, trước giờ tôi chủ yếu dùng nước sông hoặc nước giếng khoan để sử dụng sinh hoạt hàng ngày không à. Tuy nhiên, mấy năm nay, mỗi đợt xâm nhập mặn, gia đình luôn thiếu nước sinh hoạt dù trước đó, các lu hũ trong nhà đã được tận dụng để dự trữ nước ngọt. Lần này, thông qua dự án được hỗ trợ bồn chứa nước lớn mừng lắm, nay năm chắc không còn phải chắt chiu từng giọt nước ngọt trong sinh hoạt nữa”.
Đã có 159 hộ trên địa bàn các xã của thành phố Vị Thanh là: xã Vị Tân, Tân Tiến, Hỏa Tiến được hỗ trợ bồn chứa nước sinh hoạt.
Ngoài hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống trước biến đổi khí hậu, thời gian qua, thông qua dự án còn tổ chức nhiều lớp tập huấn kiến thức phòng, ngừa ứng phó với biến đổi khí hậu cho phụ nữ. Đánh giá về những hiệu quả ban đầu của dự án, ông Võ Tứ Phương, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh, cho biết: “Sau thời gian triển khai dự án tại các xã trên địa bàn thành phố, chúng tôi nhận thấy dự án phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch dự án trong năm đúng tiến độ, đồng thời sẽ hỗ trợ người dân gỡ khó trong quá trình triển khai dự án”.
Dự án Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật và phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, được triển khai trong giai đoạn từ năm 2019-2022, trên địa bàn thành phố Vị Thanh, với tổng kinh phí 400.000 USD. Kinh phí thực hiện dự án do Tổ chức NMA -V tài trợ. Mục tiêu dự án đến năm 2022, sẽ có 110 trẻ khuyết tật trên địa bàn thực hiện dự án được can thiệp sớm để học tập và đạt kết quả tại các trường mầm non, phổ thông; 2.500 hộ gia đình và 20.000 phụ nữ tại các xã thuộc dự án được triển khai kiến thức, kỹ năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Trong năm 2021, dự án được bố trí kinh phí thực hiện gần 2,5 tỉ đồng. |
Bài, ảnh: MỸ XUYÊN