当前位置:首页 > World Cup

【ty sô trực tuyến】Chính phủ yêu cầu đề xuất phương án phù hợp để giảm áp lực tăng giá xăng dầu trong nước

Bộ Tài chính: Tìm giải pháp ổn định nguồn cung để giảm giá xăng dầu
Chính phủ đề xuất đầu tư 3 dự án cao tốc với tổng vốn hơn 84.000 tỷ đồng
Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất,ínhphủyêucầuđềxuấtphươngánphùhợpđểgiảmáplựctănggiáxăngdầutrongnướty sô trực tuyến thuê mặt nước năm 2022
Tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh
Bảo đảm cung cầu mặt hàng xăng dầu. Ảnh: Nguyễn Thanh

Tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đề cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, nhất là các nhiệm vụ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình phòng, chống dịch Covid-19...

Các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi sát tình hình quốc tế, khu vực, diễn biến xung đột tại Ukraine, dịch bệnh Covid-19, việc điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư để chủ động phân tích, dự báo, kịp thời đề xuất, triển khai các giải pháp phù hợp, ứng phó với các vấn đề phát sinh, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô cả trong ngắn hạn và trung, dài hạn, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Rà soát, tháo gỡ các rào cản, vướng mắc cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh thực hiện lộ trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm chi phí xã hội, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tập trung hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý các vấn đề tồn đọng, dự án, doanh nghiệp kém hiệu quả.

Triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2022, quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02/7/2021, Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022, Công điện số 478/CĐ-TTg ngày 27/5/2022.

Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) chỉ đạo các địa phương, lực lượng chức năng tiếp tục nắm tình hình, tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (nhất là các mặt hàng xăng dầu, thuốc lá) tại các tuyến, biên giới, địa bàn trọng điểm; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.

Các địa phương thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường vật liệu xây dựng để kịp thời cập nhật, điều chỉnh, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo mặt bằng giá thị trường để tháo gỡ vướng mắc cho các dự án trọng điểm; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, nâng giá, ép giá.

Quản lý chặt chẽ thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan liên quan điều hành đồng bộ, chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, góp phần bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; quyết liệt triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục triển khai các giải pháp quản lý chặt chẽ thị trường vàng theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức kinh doanh vàng, bảo đảm không ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế vĩ mô; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; nghiên cứu, rà soát các quy định liên quan để sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết), báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp để giảm áp lực tăng giá xăng dầu trong nước, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, không để ảnh hưởng lớn đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Thực hiện tích cực, quyết liệt theo thẩm quyền các giải pháp, biện pháp đồng bộ, điều hành để bình ổn giá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá và quy định của pháp luật về giá, nhất là đối với các mặt hàng xăng dầu, vật liệu xây dựng, vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, cước phí vận tải, chi phí logistics...

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường theo dõi, bảo đảm cung cầu mặt hàng xăng dầu, bảo đảm năng lực sản xuất xăng dầu hiệu quả, đạt sản lượng cung cấp tối đa theo thiết kế của các nhà máy; chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu chủ động, kịp thời, hiệu quả theo đúng quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ; trường hợp đặc biệt, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, góp phần tạo đồng thuận xã hội. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan tham mưu xây dựng kịch bản điều hành giá xăng dầu trong nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2022.

Thường xuyên theo dõi, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi chuyển tải hàng hóa qua Việt Nam, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại; chủ động, tích cực ứng phó hiệu quả các vụ kiện đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nhất là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, có kim ngạch lớn. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định về xuất xứ, kiểm dịch, an toàn thực phẩm và các hàng rào kỹ thuật trong các hiệp định thương mại tự do để doanh nghiệp khai thác, tận dụng tốt hơn cơ hội thị trường do các hiệp định mang lại.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số quốc gia, tăng cường chỉ đạo thông tin truyền thông có định hướng, góp phần tạo đồng thuận xã hội; ngăn chặn, xử lý kịp thời các thông tin xấu, độc, sai sự thật trên mạng xã hội; xử lý nghiêm minh các vi phạm trong hoạt động báo chí, thông tin truyền thông.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thuộc phạm vi quản lý triển khai nghiêm túc, có kết quả công tác cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2022 của Chính phủ và Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chủ động nắm bắt, đánh giá những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho phù hợp. Quản lý chặt chẽ việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn, trợ cấp một lần, chi trả trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp; tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, có giải pháp xử lý hiệu quả tình trạng doanh nghiệp nợ, chậm đóng bảo hiểm xã hội.

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: Triển khai đồng bộ, hiệu quả, khẩn trương, quyết liệt hơn nữa

Để tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả, khẩn trương, quyết liệt hơn nữa, bảo đảm tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương xác định đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại cuối năm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu.

Trong đó, Chính phủ giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông khẩn trương ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách còn lại để triển khai Chương trình, bảo đảm hiệu quả, dễ triển khai, dễ đánh giá, tránh trục lợi chính sách.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương rà soát, dự kiến danh mục dự án và mức vốn bố trí cho các dự án thuộc lĩnh vực y tế sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình, bảo đảm theo đúng các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ theo quy định của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề xuất nhu cầu bổ sung dự toán và kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 đối với các nhiệm vụ, dự án dự kiến bố trí từ Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ thông báo danh mục và mức vốn, các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 có nhu cầu bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Các nhiệm vụ, dự án đề xuất bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 phải có đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công (dự án được phê duyệt Quyết định đầu tư) và cam kết giải ngân toàn bộ số vốn được bổ sung trong niên độ ngân sách năm 2022.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kịp thời tổng hợp danh mục nhiệm vụ, dự án đã đủ thủ tục đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với kế hoạch đầu tư 2 năm 2022-2023 của các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình và xem xét, quyết định bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 cho danh mục nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; chỉ ban hành mới cơ chế, chính sách chi ngân sách khi có nguồn tài chính đảm bảo. Kiên quyết cắt giảm những khoản chi ngân sách trung ương đã được giao trong dự toán đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2022 chưa phân bổ (trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định) để bổ sung nguồn lực thực hiện Chương trình theo khoản 2 Mục IV Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2022 của Chính phủ.

分享到: