欢迎来到Empire777

Empire777

【kết quả bóng đá c1 đêm nay】Lưu giữ giá trị nông cụ truyền thống

时间:2025-01-25 19:24:29 出处:La liga阅读(143)

Báo Cà Mau(CMO) Cũng như hầu hết các địa phương ở Nam Bộ, vùng đất Cà Mau từ những năm đầu khai phá đã sớm hình thành và phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đi kèm theo đó là những dụng cụ, công cụ hỗ trợ con người trong các công việc cải tạo đất đai, trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch nông sản, gọi chung là các loại nông cụ.

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, nông cụ truyền thống có mặt ở Cà Mau cách đây hơn 200 năm, từ khi việc trồng lúa nước bắt đầu hình thành và phát triển ở vùng đất mới. Để tiết kiệm sức lao động, nông dân Cà Mau không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo các loại nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các loại nông cụ xuất hiện và hỗ trợ nông dân từ khâu dọn cỏ, khai hoang, làm đất, gieo cấy, đưa nước vào ruộng đến khâu thu hoạch, vận chuyển lúa về nhà.

Một số nông cụ truyền thống ở Cà Mau..

Để dọn cỏ và phát quang đất ruộng không thể thiếu cây phảng và cù nèo, đây là những loại nông cụ xuất hiện sớm trong đời sống nông nghiệp.

Trong sách “Đại Nam quốc âm tự vị” (1896) của Huỳnh Tịnh Của (Paulus Của) có đề cập đến cây phảng “đồ bằng sắt lưỡi lớn mà dài, thường dùng để phát cỏ”. Trong thực tế, phảng được chia làm 3 loại phổ biến: phảng gai, phảng giò nai và phảng cổ cò. Loại phảng cổ cò được sử dụng phổ biến nhất trên đồng ruộng ở Cà Mau vì có lợi thế trong việc phát cỏ năn ở những vùng đất ngập nước. Hỗ trợ đắc lực cho cây phảng là cây cù nèo, loại nông cụ dùng để dọn cỏ sau phát xong, cù nèo có cán dài khoảng 3 tấc, lưỡi cong hơn nửa vòng tròn có tác dụng móc vào cỏ và lôi kéo đến vị trí cần dọn.

Phảng và cù nèo là một cặp thường đi kèm với nhau, người nông dân một tay cầm phảng, tay kia cầm cù nèo, phảng vừa chặt vào cỏ thì cù nèo sẽ dọn số cỏ vừa chặt qua một bên để chỗ trống cho những nhát phảng tiếp theo. Có 2 tư thế sử dụng phảng, đối với chỗ nước cạn hoặc trên bờ, lưỡi phảng thường chém vào cỏ ở thế nằm ngang, gọi là “phát” (phát cỏ, phát bờ); đối với chỗ nước sâu hoặc đồng bưng, lưỡi phảng được chém ở tư thế nghiêng xuống dưới, gọi là “chế” (chế năn, chế đưng). Người phát giỏi có thể phát mỗi ngày 2 công ruộng (hơn 2.000 m2), những người đi phát cỏ lâu năm có kinh nghiệm, bí quyết riêng có thể phát nhanh hơn người khác thường xem là “phát thế”.

Ngày xưa ở vùng Cà Mau có ông Cai Thoại nổi tiếng về “phát thế”, ông có sức khoẻ hơn người, khi đi thường đeo cây phảng trên vai nặng hơn 6 kg, dài hơn 1 thước. Ông có biệt tài phát cỏ rất nhanh, trong một ngày có thể phát đến 3-4 công đất, tương truyền ông được “ông tổ” truyền cho kỹ thuật “phát thế”, ông có thể phát suốt ngày đêm, không ăn không ngủ suốt mấy ngày. Những người có tay nghề phát giỏi sau này thường xưng là “đệ tử ông Cai Thoại”.

Nông cụ để làm đất có thể kể đến các loại: cày, bừa, trục…, trong đó cây cày giữ vai trò chủ yếu trên cánh đồng. Hình ảnh cây cày đã đi vào ca dao: “Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày/ Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Cây cày có tác dụng xới đất lên để phơi ruộng, giúp đất tơi xốp và diệt bớt các loại cỏ dại. Sau khi cày xong một thời gian người ta dùng bừa để bừa cho đất mịn ra để dễ gieo hạt giống. Trong điều kiện ruộng có nước, người ta sẽ dùng trục để làm nhuyễn đất cày và giúp đất ruộng bằng phẳng.

Các loại nông cụ làm đất thường đi kèm với sức trâu, ở Cà Mau thường sử dụng con trâu để kéo cày, kéo bừa, cứ 2 con ghép thành một cặp, giữa 2 con trâu dùng một thanh gỗ gác qua gọi là “ách” để trâu đi đều với nhau, cây cày được đặt ở giữa để cân bằng sức kéo.

Nông cụ để gieo cấy gồm có: gậy chọc lỗ, nọc cấy, ghế nhổ mạ, ván mạ… Gậy chọc lỗ dùng để moi lỗ cho hạt lúa xuống để nảy mầm, còn nọc cấy là dụng cụ để tạo lỗ dưới đất trước khi cấy mạ xuống. Nọc cấy thường có 2 loại là nọc nhánh và nọc chày, nọc nhánh có cán nằm ngang giống như nhánh cây, giúp bàn tay tựa vào để cầm chắc chắn hơn; nọc chày thường được sử dụng ở những nơi đất trũng. Nọc cấy sau khi được sử dụng một thời gian sẽ “lên nước” tạo thành màu đen bóng rất đẹp mắt, một số người còn chạm khắc hoa văn, họa tiết lên nọc cấy như một cách trang trí.

Nông cụ dùng để đưa nước vào ruộng thường có gàu tát nước (gàu sòng), xa quạt nước… Gàu tát nước trước đây được dùng bằng sức người, gàu có hình chóp ngược, ở miệng được cột 4 sợi dây dài, 2 người đứng 2 bên, mỗi người cầm 2 sợi dây và thòng dây xuống để miệng gàu tiếp xúc với mương nước múc nước tát vào ruộng. Về sau này, khi các phương tiện thuỷ lợi phát triển, chiếc gàu tát nước không còn xuất hiện, thay vào đó là xa quạt nước và các loại máy bơm nước hiện đại.

Nông cụ dùng để thu hoạch lúa đa dạng hơn, có vòng gặt, lưỡi hái, lưỡi liềm, lưỡi cắt, cộ đập lúa, bù cào, trang, mỏ xảy… Vòng gặt có nguồn gốc từ “cái văng” của người Chăm, được gọi chạy thành “cái vằng”, miền Bắc gọi là “cái hái”. Vòng gặt được sử dụng phổ biến ở những cánh đồng lúa mùa (thân cao), có thể gặt trên đồng trũng nước, về sau này do xu hướng chung người ta thường trồng lúa ngắn ngày (thân thấp) thì vòng gặt dần dần được thay thế bằng lưỡi cắt, lưỡi liềm để nâng tốc độ cắt và tiết kiệm thời gian. Lưỡi liềm ra đời vào cuối thế kỷ XIX, được Huỳnh Tịnh Của ghi nhận trong sách “Đại Nam quốc âm tự vị” (1895) như sau: “đồ dùng mà cắt cỏ, làm cỏ. Đồ dùng mà cắt cỏ là một lưỡi sắt đánh cong cong, đồ dùng mà giẫy cỏ thì là một cái lưỡi sắt lớn”.

Sự chuyển đổi nông cụ từ cái vòng gặt sang lưỡi cắt đã tạo ra sự biến đổi về cách thức thu hoạch: trước đây “đi gặt lúa” thì sau này gọi là “đi cắt lúa”.

Nông cụ hỗ trợ vận chuyển và lấy hạt lúa có nhiều loại: cộ lúa, mê bồ, đòn sóc, xe trâu… Cộ lúa là phương tiện vận chuyển lúa sau khi thu hoạch từ đồng ruộng về nhà (lúa bó, lúa hạt), có 3 loại cộ lúa: cộ lãi, cộ đôi và cộ chiếc, trong đó cộ lãi được sử dụng cho những vùng chiêm trũng, nhiều sình lầy. Trước đây, để lấy hạt lúa sau khi thu hoạch, người ta thường dùng sức trâu để đạp lúa, tách hạt ra khỏi bông lúa, sau này có máy suốt lúa (máy tuốt lúa) thì hình thức dùng trâu đạp lúa không còn nữa.

Các loại nông cụ truyền thống vô cùng đa dạng và phong phú đã ghi nhận một giai đoạn phát triển của nền nông nghiệp lúa nước của cư dân Cà Mau, phản ánh đời sống văn hoá vật chất của vùng đất trong một thời kỳ lịch sử. Nhiều nông cụ hiện nay không còn nữa do được thay thế bởi các phương tiện hiện đại, tiện dụng hơn. Vì vậy, việc sưu tầm, nghiên cứu các loại nông cụ truyền thống rất cần thiết để bảo tồn, lưu giữ như một giá trị văn hoá truyền thống

Huỳnh Thăng

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: