当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả bóng đá cúp thổ nhĩ kỳ】Quán bánh mì 'rẻ nhất phố cổ' hoạt động trở lại

[Caption] Phan Hữu Lập

Cơn bão Yagi quét qua thủ đô, không chỉ cây xanh mà nhiều địa chỉ ăn uống quen thuộc với người dân thủ đô cũng bị thiệt hại nặng nề, như quán bánh mì bị sập tường trên phố Hàng Cá, quán bánh mì và hoa quả dầm nằm ở ngã ba phố Hàng Gai và Tô Tịch bị treo biển 'Khu vực nguy hiểm miễn vào' sau đêm 7/9. Căn nhà ở phố Hàng Gai có dấu hiệu bị nghiêng nghiêm trọng sau bão và được dựng rào chắn phía bên ngoài để đảm bảo an toàn. Ảnh: Phan Hữu Lập

[Caption] Giang Còi

Vài hôm sau, căn nhà bị dỡ bỏ, gây nhiều tiếc nuối cho người dân thủ đô. Chị Hương Giang (phố Hàng Vôi, Hà Nội) cho biết mình là khách quen của cửa hàng này, thi thoảng ghé mua ăn vì giá rất rẻ so với khu phố cổ. 'Chiều tối 11/9, khi đi qua đây, không còn thấy căn nhà cũ cùng quán bánh mì tuổi thơ, tôi rất bất ngờ và tiếc nuối. Địa chỉ này sáng bán bánh mì, chiều và tối bán hoa quả dầm rất nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước', chị nói. Ảnh: HươngGiang

Quán bánh mì phố cổ biến mất sau bão Yagi - 2

Tuy nhiên, chỉ hôm sau các thực khách Hà Nội đã nhanh chóng tìm ra địa chỉ mới của quán bánh mì này, được chuyển về vỉa hè số 62 phố Hàng Gai, cách đó vài số nhà. Quán vẫn giữ thời gian mở cửa cũ là 6-10h sáng, sau đó trả lại mặt bằng cho cửa hàng đồ lưu niệm. Ảnh: Bùi Đình Thắng

Quán bánh mì phố cổ biến mất sau bão Yagi - 3

Anh Bùi Đình Thắng (45 tuổi, phố Thái Hà), một khách quen của cửa hàng, cho biết: 'Sau khi nghe tin ngôi nhà bị nghiêng nặng sau bão Yagi, cơ quan chức năng phải phong tỏa khu vực xung quanh, tôi rất buồn. Hôm nay, vô tình tìm được địa chỉ mới của quán, tôi rất vui vì lại được ăn món yêu thích và cảm thấy rưng rưng xúc động khi thấy người dân Hà Nội đang cố gắng quay lại nhịp sống bình thường, khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra'. Ảnh: Bùi Đình Thắng

[Caption] Thắng

Anh Thắng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên rất thích các món có hương vị truyền thống. Quán bánh mì này trung thành với vị xưa cũ nên luôn nằm trong danh sách quán quen của anh. Địa chỉ này còn được mệnh danh là 'quán bánh mì rẻ nhất phố cổ' vì sau 40 năm vẫn bán giá chỉ 10.000 đồng, gần đây mới tăng lên 12.000 đồng. Đây là mức giá rẻ 'đến khó tin' vì tọa lạc ở vị trí trung tâm thủ đô, cách Hồ Gươm chỉ hơn 100 mét. Ảnh: Bùi Đình Thắng

Quán bánh mì phố cổ biến mất sau bão Yagi - 4

Không chỉ 'bảo thủ' giữ giá rẻ, quán cũng giữ nguyên các thành phần giản dị thời bao cấp như nhân pate, xúc xích đỏ, ruốc bông, thịt mỡ thái mỏng, bơ vàng cùng tương ớt sệt cay tê chứ không chạy theo thị trường với các loại topping thời thượng. Những chính điều này đã giúp quán có lượng khách quen ổn định, vốn mê hương vị truyền thống. Vỏ bánh nướng giòn, các loại thành phần hòa quyện, không quá nhiều gây ngán và chỉ vừa đủ. Đặc biệt phần pate rất thơm ngậy, nhiều người mua riêng pate về ăn riêng. Chị Hương Giang, một khách quen, nói: 'Tôi thích kiểu bánh truyền thống này, không cho thêm xốt mà chỉ rắc ít muối tiêu cùng loại tương ớt nhà làm, cắn một miếng cảm giác hương vị tuổi thơ ùa về. Nghe tin cửa hàng mở lại, sáng mai tôi sẽ mua cho gia đình ăn sáng'. Ảnh: Bùi Đình Thắng (FB Thang Budi)

[Caption] Nguyễn Phương Linh

Quán bánh mì bắt đầu bán từ năm 1979, chỉ bày một tủ kính nhỏ, lò nướng, chiếc mâm đồng cũ để bày hàng cùng vài chiếc ghế nhựa cho khách ngồi lại ăn. Thậm chí, quán còn không có biển hiệu. Qua địa chỉ mới, quán treo biển màu đỏ ở góc tường để khách dễ nhận ra. Do vị trí gần trung tâm nên khách tới đây ăn có cả các du khách quốc tế. Sau khi ăn bánh mì, nhiều người ghé mua hoa quả dầm - một đặc sản khác rất nổi danh ở phố Tô Tịch. Ảnh: Nguyễn Phương Linh

Nguyên Chi

分享到: