Tại Hội nghị triển khai Luật sửa đổi,ămphảicótiêuchíxếphạngdoanhnghiệprủirovềthuếnhận định chelsea vs bổ sung một số điều tại các luật thuế do Tổng cục Thuế tổ chức mới đây, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn đã dẫn chứng, hiện ngành Hải quan đã xây dựng được 37 tiêu chí để quản lý rủi ro các DN xuất nhập khẩu. Do vậy, ngành Thuế cần khẩn trương tổng hợp các ý kiến để hoàn thiện Thông tư quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Trước đó, Tổng cục Thuế đã xây dựng dự thảo Thông tư quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Trong đó, nêu rõ 4 nguyên tắc áp dụng rủi ro: Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong quản lý thuế đối với người nộp thuế (NNT), đồng thời khuyến khích, tạo thuận lợi để NNT tuân thủ tốt pháp luật;
Trong quản lý thuế NNT phải được đánh giá rủi ro để áp dụng các biện pháp kiểm tra, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác ở mức độ phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế; Việc đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của NNT được dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro, thông tin nghiệp vụ và thông tin, dữ liệu có trên hệ thống thông tin của ngành Thuế tại thời điểm đánh giá; Cơ quan thuế tập trung kiểm tra, giám sát, kiểm soát những rủi ro cao, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với các rủi ro thấp.
Cụ thể, thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế bao gồm: Thông tin về hồ sơ pháp lý của người nộp thuế; Thông tin về các hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật thuế; Thông tin về tình hình chấp hành pháp luật về thuế trong việc kê khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, hoàn thuế, kiểm tra, thanh tra thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, biên lai phí, lệ phí; thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra, đôn đốc và các biện pháp khác của cơ quan Thuế từng thời kỳ.
Thông tin từ các đơn vị thuộc, trực thuộc các bộ, ban, ngành về tình hình xuất, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; đăng ký và thực tế sử dụng lao động; thông tin về giao dịch qua ngân hàng, thông tin về số dư trên tài khoản ngân hàng; vi phạm pháp luật thuế, vi phạm pháp luật hải quan, vi phạm trong lĩnh vực kế toán, thống kê, tài chính doanh nghiệp, vi phạm hành chính, hình sự khác.
Thông tin từ bên thứ ba có liên quan như Hiệp hội ngành nghề kinh doanh, các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước của NNT; Thông tin từ đơn thư tố cáo trốn thuế, gian lận thuế; Thông tin thu thập ở nước ngoài...
Theo Phó Chánh thanh tra Bộ Tài chính Trần Huy Trường, thực tế cho thấy, việc áp dụng thanh tra thuế trên cơ sở phân tích và quản lý rủi ro trong thanh tra thuế là cách tiếp cận đúng đắn, phù hợp với xu hướng quản lý thuế hiện đại. Kinh nghiệm tại một số nước về quản lý rủi ro cho thấy, các cơ quan Thuế cần phải phân định, phân chia DN thành các nhóm theo các cấp độ tuân thủ, khi đó mới có biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra thuế phù hợp và hiệu quả. Việc phân định, phân chia DN thành các nhóm theo các cấp độ tuân thủ sẽ giúp cơ quan thuế tối ưu hóa chi phí quản lý thuế nói chung, chi phí thanh tra, kiểm tra nói riêng cũng như phân bố các nguồn lực một cách hiệu quả, tránh lãng phí. |