【trận đấu vissel kobe】Ngân hàng trước áp lực tăng vốn

Ngân hàng bắt tay trường đại học trong đào tạo nhân lực ngành ngân hàng
Dồn lực giải ngân vốn đầu tư - “cứu cánh” cho nền kinh tế
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ là động lực thúc đẩy VN-Index tăng điểm
Vốn điều lệ của một số ngân hàng năm 2019 và 2020. 	Biểu đồ: H.Dịu
Vốn điều lệ của một số ngân hàng năm 2019 và 2020. Biểu đồ: H.Dịu

Sôi động tăng vốn

Thống kê từ báo cáo tài chính quý 4 và cả năm 2020 của 30 ngân hàng cho thấy, đến cuối năm 2020, 18 ngân hàng đã ghi nhận vốn điều lệ đạt trên 10.000 tỷ đồng. Trong năm 2020, thị trường cũng đã có nhiều thời điểm trầm lắng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhất là vào nửa đầu năm. Tuy nhiên, nửa cuối năm lại chứng kiến sự sôi động của hoạt động tăng vốn nhờ vào lực hút mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Nhiều ngân hàng đã tăng vốn thành công thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

HDBank là ngân hàng tăng vốn mạnh nhất trong năm 2020 khi tăng tới hơn 6.200 tỷ đồng (tương đương gần 64%) lên 16.088 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng với tổng tỷ lệ 65%. SHB cũng đã tăng thêm hơn 5.500 tỷ đồng, lên số vốn điều lệ 17.558 tỷ đồng nhờ chào bán thành công 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành hơn 251 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2017-2018. Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác cũng ghi nhận mức tăng vốn điều lệ khá cao hàng nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, các ngân hàng TMCP có vốn nhà nước vẫn là nơi nắm giữ số lượng vốn điều lệ lớn nhất. Cụ thể, BIDV ở vị trí cao nhất với số vốn hơn hơn 40.200 tỷ đồng, theo sau lần lượt là VietinBank (37.234 tỷ đồng), Vietcombank (37.089 tỷ đồng). Techcombank là ngân hàng TMCP tư nhân vốn lớn thứ tư với số vốn 35.049 tỷ đồng.

Cổ đông ngóng chờ thông tin

Theo các chuyên gia, áp lực tăng vốn của ngành ngân hàng vẫn chưa hề giảm trong năm 2021. Bởi hiện nay, tăng vốn là điều kiện tiên quyết để các ngân hàng đáp ứng chuẩn Basel II, nhất là quy định về an toàn vốn tối thiểu. Vì thế, ngay cả với những ngân hàng đã tăng vốn thành công thì vẫn phải tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn từ nhà đầu tư chiến lược, bởi ngân hàng vốn mỏng có thể đứng trước nguy cơ mất thanh khoản. Bên cạch đó, hạn mức tín dụng cơ quan quản lý giao cho các ngân hàng được xác định trên vốn tự có, những ngân hàng nào vốn tự có càng cao thì “room” tín dụng sẽ càng rộng mở.

Trên thị trường hiện nay, vẫn còn nhiều ngân hàng có vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng, như VietBank (4.190 tỷ đồng); SaigonBank (3.080 tỷ đồng); KienlongBank (3.237 tỷ đồng); NCB (4.102 tỷ đồng); PG Bank (3.000 tỷ đồng)… Do đó, trước thềm đại hội cổ đông năm nay (đã được nhiều ngân hàng ấn định vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4), các cổ đông đều đang “nghe ngóng” thông tin các ngân hàng sẽ chia cổ tức hay giữ lại cổ tức, phát hành cổ phiếu ra sao để thực hiện kế hoạch tăng vốn.

Mặc dù vậy, vẫn còn không ít ngân hàng gặp khó trong việc tăng vốn, nhất là với khối ngân hàng hàng thương mại cổ phần nhà nước.

Với Agribank, kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã nhất trí bổ sung tối đa 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ cho Agribank. Với số vốn này, vốn điều lệ của Agribank sẽ vào khoảng 35.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo lãnh đạo ngân hàng này, dù được ngân sách cấp 3.500 tỷ đồng thì sau khi phân phối lợi nhuận năm 2019 theo phương án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, tỷ lệ an toàn vốn CAR của ngân hàng này chỉ còn 8,6%, trong khi chuẩn tối thiểu là 9%. Vì thế, dù được tăng vốn, Agribank vẫn không đạt hệ số tối thiểu về an toàn vốn, phải co hẹp tín dụng vào năm 2021.

Trong khi đó, với kế hoạch tăng vốn giai đoạn 2020-2021, Vietcombank dự kiến nâng vốn điều lệ lên 46.176 tỷ đồng. VietinBank dự kiến sẽ phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức tỷ lệ 28,8% trong năm 2021, đưa vốn điều lệ sẽ tăng lên 47.953 tỷ đồng. Tuy nhiên, với các ngân hàng này, việc đạt chuẩn CAR mới là điều đáng lo lắng và nguy cơ hụt vốn là rất lớn. Dù việc tăng vốn từ chia cổ tức bằng cổ phiếu đã được gỡ vướng bằng Nghị định số 121/2020/NĐ-CP, song các ngân hàng này vẫn phải tiếp tục làm việc với các cơ quan liên quan để được phê duyệt.

Theo báo cáo của Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị phần của 3 ngân hàng TMCP có vốn nhà nước là BIDV, VietinBank và Vietcombank đã mất gần 3% trong 2 năm qua do bộ đệm vốn mỏng, phải co hẹp tín dụng. Riêng thị phần của VietinBank giảm gần 2%. Nguy cơ sụt giảm thị phần với Agribank đang rất cận kề. Do đó, VietinBank, BIDV, Vietcombank cũng nhiều lần kiến nghị Chính phủ rới room cho khối ngoại, nhưng việc này cần phải cân nhắc rất kỹ lưỡng, nên việc tăng vốn cần có những giải pháp linh hoạt hơn.

Hành lang pháp lý để tăng vốn cho các ngân hàng đã rộng mở hơn rất nhiều với Nghị định số 121/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, nên “cuộc đua” tăng vốn được kỳ vọng sẽ hanh thông hơn.
Ngoại Hạng Anh
上一篇:Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
下一篇:Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu