【kết quả vô địch】Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và hạn chế tối đa rủi ro về giá
Bộ Công Thương sẽ kiến nghị phương án bỏ hay giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và thương nhân nhận quyền: Cùng nhau tiến xa hơn |
Tại Diễn đàn kinh doanh Đa dạng hoá chuỗi cung ứng,Đảmbảonguồncungxăngdầuvàhạnchếtốiđarủirovềgiákết quả vô địch phát triển thị trường, nâng cao khả năng thích ứng cho doanh nghiệp do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều 26/6, tại Hà Nội, ông Trịnh Quang Khanh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết, đối với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 83 ngày 03/9/2014 và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu đang được các cơ quan chức năng góp ý xây dựng, cần bổ sung quy định về cho phép doanh nghiệp xăng dầu được mua xăng dầu qua sàn giao dịch của Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam. Giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm về giá và đảm bảo nguồn cung.
Mua xăng dầu qua sàn giao dịch là xu hướng của thế giới (Ảnh minh hoạ) |
Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), báo cáo mới nhất của Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC) cho thấy, tỷ trọng của nhóm sản xuất và kinh doanh xăng dầu chiếm khoảng 60% quy mô toàn thị trường dầu kỳ hạn. Báo Tài chính Barron’s của Mỹ cho hay, các nhà sản xuất dầu của Mỹ thường sẽ bảo hiểm 40-50% sản lượng khai thác dự kiến cho ít nhất 12-15 tháng sau đó. Điều này giúp các doanh nghiệp luôn bảo đảm lợi nhuận trong nhiều kịch bản khác nhau của giá dầu, góp phần giúp thị trường xăng dầu tại Mỹ luôn được điều tiết ổn định và hiệu quả.
Hiện nay, giá dầu thế giới một lần nữa bật tăng trở lại khi căng thẳng tại khu vực Trung Đông đang có dấu hiệu leo thang. Theo số liệu từ MXV, giá dầu biến động mạnh trong 5 tháng đầu năm khiến dầu thô WTI là mặt hàng có khối lượng giao dịch đứng thứ hai tại Việt Nam, chiếm 12,35% tổng khối lượng giao dịch. Đứng thứ tư là dầu WTI micro, chiếm 10,44% tổng khối lượng giao dịch.
Trước những diễn biến thực tế của thị trường quốc tế, từ tính tất yếu của xu hướng giao dịch trong tương lai, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam đã kiến nghị bổ sung vào Dự thảo Nghị định mới của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu thay thế Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP theo hướng thương nhân kinh doanh xăng dầu được quyền áp dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh thông qua Sở Giao dịch hàng hóa ở Việt Nam để bảo hiểm giá khi tham gia hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Cụ thể, sử dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh sẽ phòng ngừa rủi ro biến động giá xăng dầu trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước. Theo MXV, trên thế giới, việc sử dụng công cụ, nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro cho giá hàng hóa đã diễn ra từ rất lâu và sôi động tại hầu hết các quốc gia phát triển. Sự kiện giá dầu biến động thời điểm đầu tháng 12/2021 là một trong số những minh chứng thực tế cho điều này. Thời điểm đó, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm giá bằng các Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, Hợp đồng quyền chọn ở vùng giá 65 - 70 USD/thùng, nhờ đó tiết kiệm được 40-50% chi phí giá vốn so với việc không thực hiện bảo hiểm giá.
Trong thời gian tới, giá xăng dầu thế giới được dự báo sẽ biến động bất ngờ theo cả hai chiều tăng và giảm do chịu tác động từ bất ổn địa chính trị gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ gián đoạn nguồn cung xăng dầu. Điều này càng khiến cho công tác dự báo, kiểm soát giá và phòng vệ rủi ro về giá nhằm ổn định thị trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chủ động bảo hiểm giá xăng dầu thông qua việc sử dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh giúp hạn chế những khó khăn, thua lỗ cho các thương nhân, góp phần bình ổn thị trường xăng dầu trước những biến động bất thường.
Bên cạnh đó, việc có các công cụ bảo hiểm giá sẽ đảm bảo và duy trì vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước đối với ngành kinh doanh có điều kiện thông qua các công cụ thị trường.
Cụ thể, Mục 3, Chương II, Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 từ Điều 63 đến Điều 73 về Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa đã quy định về các công cụ phái sinh được giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa ở Việt Nam (bao gồm Hợp đồng kỳ hạn và Hợp đồng quyền chọn), quyền sử dụng công cụ, nghiệp vụ phái sinh của các thương nhân kinh doanh xăng dầu đã được luật hóa vào các văn bản dưới Luật; khẳng định quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời duy trì sự quản lý, điều tiết thị trường của nhà nước đối với mặt hàng kinh doanh có điều kiện này.
Theo MXV, với mục tiêu thực hiện cơ chế thị trường đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, Nhà nước điều tiết hợp lý thông qua các công cụ thị trường (thuế, phí, các quỹ…), theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2007 của Bộ Chính trị khóa X về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, quyền áp dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh thông qua Sở Giao dịch hàng hóa nên được đưa vào Dự thảo bởi sự phù hợp với quan điểm xây dựng pháp luật. Đồng thời, dưới sự quản lý, điều tiết thị trường của cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là Bộ Công Thương, việc chủ động lựa chọn sử dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm giá giúp hỗ trợ việc kinh doanh, mang lại hiệu quả và lợi ích kinh tế cao nhất cho các thương nhân kinh doanh xăng dầu.
Việc Dự thảo kế thừa quy định của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ghi nhận quyền của thương nhân kinh doanh xăng dầu trong việc áp dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh thông qua Sở Giao dịch hàng hóa ở Việt Nam để bảo hiểm giá có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa là cơ sở để các doanh nghiệp trong lĩnh vực này an tâm kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, vừa bảo đảm duy trì sự quản lý, điều tiết hợp lý, hiệu quả của Nhà nước thông qua các công cụ thị trường.
Chuyên gia Ngô Trí Long - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả - Bộ Tài chính khẳng định: “Bảo hiểm giá gần như là nghiệp vụ bắt buộc đối với các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế. Chúng ta cần học hỏi những công cụ mà thế giới đã áp dụng thành công hàng chục năm qua. Doanh nghiệp nào bắt kịp xu hướng của thế giới càng nhanh, sẽ càng tạo ra sự khác biệt và bứt phá mạnh mẽ”.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- ·Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt, Bí thư TP.HCM nhận không hoàn thành nhiệm vụ
- ·Thủ tướng ấn tượng học thuyết 'từ trái tim đến trái tim' của cựu Thủ tướng Nhật
- ·Hơn 10.500 trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Ông Trần Tuấn Anh thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị
- ·Thủ tướng: Nghiêm cấm tiêu cực, tham nhũng trong sản xuất mua bán điện
- ·Hai Tổng Bí thư Việt Nam và Trung Quốc chứng kiến 36 văn kiện hợp tác đã ký kết
- ·Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
- ·Thủ tướng kiểm tra tiến độ dự án đường dây 500 kV
- ·Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- ·Túng quẫn vì nợ nần, đâm chết vợ rồi tự sát
- ·Lãnh 12 năm tù vì tàng trữ trái phép ma túy
- ·Nước non ngàn dặm
- ·Thời tiết Hà Nội 23/9: Nắng oi trên 35 độ dù đã sang mùa Thu
- ·Tổng Bí thư: Đổi mới, làm tốt quy hoạch BCH Trung ương, Bộ Chính trị khoá mới
- ·Việt Nam và Nhật Bản thúc đẩy hợp tác công nghiệp quốc phòng, an ninh mạng
- ·Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam
- ·Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- ·Phát hiện 65 vụ tội phạm về ma túy