Phiên chính thức Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI,ộiNhàbáoViệtNamphảigồmnhữngngườitâmhuyếtgiàuýtưởngtậntụyvớicôngviệgiải ngoại hạng đức nhiệm kỳ 2020-2025 đã diễn ra sáng nay (31/12).
Các đại biểu dự Đại hội. Ảnh: Phạm Hải |
Xây dựng đội ngũ người làm báo trong sạch, vững mạnh
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cho biết, Đại hội diễn ra trong bối cảnh báo chí trong nước và thế giới đang có những thay đổi sâu sắc về nhiều mặt. Những nội dung thảo luận tại Đại hội và những nhiệm vụ, giải pháp do Đại hội đề ra sẽ có ý nghĩa thiết thực góp phần xây dựng tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam ngày càng vững mạnh, thúc đẩy nền báo chí cách mạng Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, nhân văn, chủ động hội nhập với báo chí khu vực và thế giới.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh. Ảnh: Phạm Hải |
Báo cáo Chính trị trình Đại hội XI do Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam (khóa X) Hồ Quang Lợi cho biết, trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội, các cơ quan báo chí đã chú trọng đổi mới công tác giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
Thực hiện tốt Đề án báo chí chất lượng cao giai đoạn 2016-2020, tổ chức tốt Giải báo chí quốc gia và các giải báo chí chuyên ngành.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng luôn được các cấp Hội Nhà báo Việt Nam chú trọng nhằm hướng tới nền báo chí cách mạng giàu tính chiến đấu, chuyên nghiệp, hiện đại và nhân văn.
Từ Trung ương Hội đến các Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, các Liên Chi hội và Chi hội trực thuộc đã triển khai học tập Luật Báo chí 2016 và đóng góp xây dựng Quy định về đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. Gần 300 Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam từ cấp Trung ương đến các cấp hội trực thuộc được thành lập và đã đi vào hoạt động, quyết định khai trừ và thu hồi thẻ hội viên 20 trường hợp vi phạm; đồng thời khiển trách và nhắc nhở phê bình, rút kinh nghiệm các trường hợp vi phạm khác trong sử dụng mạng xã hội.
Hội Nhà báo Việt Nam đã lên tiếng kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng, các địa phương thực hiện nhiều biện pháp cần thiết xử lý nghiêm minh các hành vi cản trở, đe dọa, hành hung, xúc phạm các nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam (khóa X) Hồ Quang Lợi. Ảnh: Phạm Hải |
Trong nhiệm kỳ đã kết nạp 7.109 hội viên mới, bình quân mỗi năm kết nạp gần 1.500 hội viên, đây là con số cao nhất từ trước đến nay…
Bên cạnh những ưu điểm, Báo cáo Chính trị cũng nêu một số khuyết điểm, hạn chế. Như một số tổ chức hội vẫn chưa thực sự chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp nên một số cơ quan báo chí, một bộ phận những người làm báo xa rời tôn chỉ, mục đích, thiếu tinh thần trách nhiệm, dẫn đến những vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
Một số tổ chức hội thiếu năng động sáng tạo, người đứng đầu thiếu nhiệt tình với công tác hội nên hoạt động hội thiếu sức sống, chưa hiệu quả, chưa tập hợp và thu hút được hội viên…
Về phương hướng và nhiệm vụ nhiệm kỳ XI, Báo cáo Chính trị nhấn mạnh việc tập trung xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện, tiếp tục đổi mới và nâng cao vai trò, uy tín của Hội Nhà báo Việt Nam trong hoạt động báo chí và đời sống xã hội, góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam giàu tính chiến đấu, nhân văn, chuyên nghiệp, hiện đại vì lợi ích của đất nước và nhân dân.
Tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, chống các âm mưu, hành động, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Xây dựng đội ngũ người làm báo cách mạng Việt Nam trong sạch, vững mạnh, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm báo trong kỷ nguyên số.
Tích cực bảo vệ quyền làm nghề hợp pháp và các quyền lợi chính đáng của người làm báo, hội viên. Tăng cường ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động báo chí, khai thác tối đa nền tảng Internet để xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ, tích hợp đa phương tiện, truyền dẫn đa nền tảng, trở thành những cơ quan báo chí đa phương tiện mạnh…
Tạo thế trận “đấu tranh nhân dân” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa
Tại Báo cáo kiểm điểm Ban Chấp hành khóa X do ông Nguyễn Đức Lợi - Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho hay, Hội đã thực hiện tốt các nội dung cơ bản như: Triển khai sâu rộng Luật Báo chí 2016, ban hành và thực hiện 10 điều Quy định đạo đức, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo, thành lập Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp từ trung ương xuống cơ sở; Tiếp tục thực hiện Giải báo chí Quốc gia, thực hiện Đề án hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao giai đoạn 2016-2020 và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao giai đoạn 2021-2025 với mức kinh phí phù hợp...
Về khuyết điểm, Ban Chấp hành, Ban Thường vụ chưa tập trung chỉ đạo kịp thời, chưa có biện pháp sát thực, hiệu quả để khắc phục triệt để một số hạn chế, khuyết điểm như: Tính chuyên nghiệp của cán bộ chuyên trách công tác Hội chưa cao, một số lãnh đạo Hội kiêm nhiệm chưa dành thời gian cần thiết cho công tác Hội; Công tác kiểm tra ở một số cấp Hội còn thụ động, chưa theo kịp tình hình hoạt động báo chí và mạng xã hội diễn ra nhanh chóng và phức tạp...
Tham luận tại Đại hội, nhà báo Đồng Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Nhà báo Đài TNVN đề cập đến việc coi trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ, giúp hội viên tự tin làm báo đa loại hình, đa nền tảng, đa ngôn ngữ và đa phương tiện.
Theo ông Hùng, ngoài sự quan tâm, tạo điều kiện của Hội Nhà báo Việt Nam thì bản thân các cán bộ Liên Chi hội và các Chi hội phải nhiệt tình, trách nhiệm, sáng tạo trong lập kế hoạch và tổ chức hoạt động nghiệp vụ. Các từ khóa “thiết thực, ngắn gọn, hiệu quả và vui” chính là nguyên nhân tạo cảm hứng sáng tạo và thu hút hội viên nhiệt tình tham gia.
Phó Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân Lê Ngọc Long. Ảnh: Phạm Hải |
Nêu những kinh nghiệm về tổ chức tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở báo mình, nhà báo Lê Ngọc Long - Phó Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân kiến nghị Đảng, Nhà nước quan tâm đến nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng bằng các chương trình, kế hoạch “đặt hàng” cụ thể với từng cơ quan báo chí để phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các cơ quan báo chí, có như vậy mới tạo được thế trận “đấu tranh nhân dân” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa.
Khắc phục tư tưởng tổ chức Hội là chốn “hội hè”, nhàn hạ
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng biểu dương và đánh giá cao những đóng góp to lớn của báo chí cả nước cũng như của Hội Nhà báo Việt Nam.
Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh một số nét nổi bật như: Hoạt động của Hội chuyển biến tích cực, phương thức hoạt động có nhiều đổi mới, kịp thời phát hiện, ngăn chặn hội viên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức người làm báo; Công tác bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng báo chí và đạo đức nhà báo có bước tiến bộ; Hội đã tổ chức tốt nhiều hội báo…
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng. Ảnh: Phạm Hải |
Tuy nhiên, ông cũng nêu một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể, một số cơ quan báo chí, một bộ phận người làm báo xa rời tôn chỉ mục đích, thiếu trách nhiệm, thậm chí từ chối chức năng định hướng giáo dục của báo chí, vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp; Ý thức xây dựng Hội còn hạn chế, hoạt động Hội có lúc có nơi còn thiếu sức sống; Chưa xử lý, ngăn chặn kịp thời những vi phạm của hội viên; một bộ phận nhà báo còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, thậm chí có tình trạng chữ nghĩa vụng về, cẩu thả…
Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, báo chí phải đổi mới mình, thực sự là kênh thông tin chính xác, kịp thời, có sức mạnh, tầm ảnh hưởng sâu rộng và trách nhiệm cao hơn nữa trong xã hội.
Để Hội Nhà báo Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới, Thường trực Ban Bí thư nêu một số nội dung gợi mở để Đại hội suy nghĩ.
Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI tặng hoa cho các thành viên Ban Chấp hành khóa X. Ảnh: Phạm Hải |
Theo đó, nhiệm vụ hàng đầu của báo chí, của những người làm báo Việt Nam và của Hội là phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trách nhiệm lớn lao của Hội trong việc tập hợp, đoàn kết, bảo vệ lợi ích, quyền lợi hợp pháp của hội viên, động viên sức sáng tạo, cống hiến của các nhà báo, xây dựng tổ chức Hội thực sự là ngôi nhà ấm tình đồng nghiệp, nơi kết nối, giao lưu, tin cậy và chia sẻ của hội viên.
Sứ mệnh quan trọng, cao cả đó đòi hỏi tổ chức Hội phải thực sự vững mạnh. Sự vững mạnh đó dựa trên năng lực, phẩm chất, trách nhiệm của từng hội viên, trước hết là từng cán bộ Hội.
“Cần khắc phục tư tưởng tổ chức Hội là chốn “hội hè”, nhàn hạ, ai làm cũng được, dẫn đến dễ dãi trong lựa chọn cán bộ. Càng tuyệt đối tránh xem Hội là “cứ địa riêng” để bố trí “đàn em” thân tín. Bộ máy của Hội, dù ở Trung ương hay địa phương, phải gồm những người tâm huyết, giàu ý tưởng, tận tụy với công việc…”, ông Võ Văn Thưởng lưu ý.
Mỗi cán bộ Hội Nhà báo phải thấy được công việc mình đang làm là vinh dự, trách nhiệm, là đang góp phần xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam ngày càng nhân văn, chuyên nghiệp, hiện đại, thực hiện tốt chức năng thông tin và định hướng dư luận xã hội.
Thường trực Ban Bí thư yêu cầu đẩy mạnh công tác kết nạp hội viên mới bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định; tăng cường quản lý hội viên; thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm người làm báo vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp.
Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI ra mắt Đại hội. Ảnh: Phạm Hải |
Mỗi nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt huyết và thái độ bình tĩnh trước mọi vấn đề; phải có tấm lòng trong sáng, tôn trọng sự thật, trách nhiệm xã hội cao, không để tiêu cực chi phối, không để tình cảm cá nhân lấn át, mất đi tính khách quan, trung thực của mỗi tác phẩm báo chí. Khoa học - công nghệ dù phát triển, tạo thuận lợi cho nhà báo tác nghiệp như thế nào, cũng không thể thay thế được trái tim, khối óc, ý chí, bản lĩnh, tính nhân văn của người làm báo.
Theo Thường trực Ban Bí thư, chúng ta đang sống trong một xã hội mở về thông tin, dựa trên nền tảng phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Đây là môi trường nhiều thách thức, nhưng cũng tạo ra những cơ hội lớn cho báo chí.
Chúng ta đã nắm bắt cơ hội tạo nên bước phát triển vượt bậc, toàn diện của báo chí về số lượng, chất lượng, loại hình, nội dung, hình thức. Tuy nhiên, vai trò, tổ chức Hội chưa thực sự có vị thế tương xứng với sự phát triển của báo chí. Tình trạng này cần được khắc phục, và không ai khác, chính Hội phải là chủ thể, chủ động cải thiện tình hình thông qua các chương trình hành động, các hoạt động cụ thể và thiết thực, có sức cuốn hút và lan tỏa, tiếp tục nâng cao vị trí, vai trò, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cấp Hội Nhà báo Việt Nam…
Xem toàn văn phát biểu của Thường trực Ban Bí thư tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam TẠI ĐÂY
Hương Quỳnh
Ông Lê Quốc Minh tái đắc cử Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam
Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khóa X tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Hội khóa XI.