Trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19,ânhànggặpkhótrongviệcthuhồinợxấkết quả bóng đá u19 châu âu hôm nay Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát nợ xấu, có kế hoạch xử lý nợ xấu năm 2021 để bảo đảm phù hợp với diễn biến dịch bệnh.
Đồng thời, tiếp tục tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu mới. Bên cạnh đó, các ngân hàng tự xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ; bán, phát mại tài sản bảo đảm (TSĐB) của khoản nợ; bán nợ theo cơ chế thị trường; sử dụng dự phòng rủi ro...
Tuy nhiên, nhiều khoản nợ, tài sản dù đã được rao bán nhiều lần, hạ giá từ vài chục cho tới vài trăm tỷ đồng so với ban đầu nhưng đến nay vẫn rơi vào tình trạng “ế ẩm”.
Miệt mài rao bán tài sản bảo đảm
Thời gian qua, BIDV là một trong những ngân hàng liên tục phát mãi tài sản giá trị lớn để thu hồi nợ xấu. Mới đây, hôm 14/10, BIDV vừa rao bán đấu giá tài sản CTCP Kiến trúc và xây dựng Archplus lần 9. Đây là khoản nợ liên quan tới ông Trương Việt Bình, được biết đến là người sáng lập thương hiệu thời trang NEM.
Khoản nợ này gồm: 257 tỷ đồng nợ gốc, 216 tỷ đồng nợ lãi, phí phạt quá hạn. TSĐB cho khoản nợ là Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có diện tích 1.431,3m2 tại số 545 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Tp. Hà Nội. Thời hạn sử dụng 50 năm kể từ ngày 19/05/2005.
Ngoài ra, khoản nợ còn được đảm bảo mới 3 triệu cổ phần của ông Trương Việt Bình tại CTCP Thời trang NEM, bảo lãnh thanh toán của CTCP Thời trang NEM.
Khoản nợ này liên tục bị BIDV rao bán mỗi tháng 2 lần, liên tục hạ giá bán nhưng không có người mua. Trong lần rao bán thứ 9, BIDV đã hạ giá chỉ còn 257 tỷ đồng, đúng bằng nợ gốc của khoản vay. Nếu bán thành công, BIDV coi như mất trắng số tiền nợ lãi và phí phạt quá hạn khoảng 241 tỷ đồng.
Không riêng khoản nợ này, BIDV còn đang chật vật thanh lý hàng loạt khoản nợ, TSBĐ của các khoản nợ xấu khác như khoản nợ của CTCP Tập đoàn Khải Vy; khoản nợ của CTCP Thúy Đạt với 42 lần rao bán hay 6 rao bán tài sản của Công ty TNHH May Thêu Hoàng Long thế chấp tại ngân hàng.
Ngoài BIDV, nhiều ngân hàng lớn khác cũng không ít lần hạ giá các khoản nợ, tài sản để thanh lý nhưng không thành. Như VietinBank đang mang khoản nợ của Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Xuất nhập khẩu Cát Tường ra thanh lý lần thứ 6.
Tương tự, Vietcombank trước đó cũng 4 lần rao bán lô đất 443m2 tại số 91 Hồ Xuân Hương (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) và 77 máy điều hòa nhiệt độ với giá khởi điểm 74,3 tỷ đồng, giảm gần 30% so với giá rao bán lần đầu.
Gặp khó trong việc xử lý nợ
Ngoài chật vật trong việc rao bán TSBĐ để thu hồi nợ, nhiều ngân hàng gặp khó trong quá trình xử lý nợ thông qua biện pháp tố tụng dân sự khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ và không còn khả năng thanh toán
Việc khởi kiện tại tòa án là biện pháp xử lý “chẳng đặng đừng”, sau khi ngân hàng và khách hàng không thể tìm kiếm giải pháp chung, trong khi số nợ ngân hàng cần phải thu hồi gia tăng qua từng ngày. Thời gian xử lý nợ càng bị kéo dài, áp lực thu hồi nợ cho ngân hàng càng tăng, tiềm ẩn khả năng tổn thất càng lớn.
Đơn cử như vụ việc Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khởi kiện Công ty TNHH Sikar tại Tòa án nhân dân huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị để thu hồi khoản nợ xấu.
Cụ thể, tính đến ngày 26/7/2021, Sikar đang nợ PVcomBank cả gốc và lãi vay tổng là 22,8 tỷ đồng. TSBĐ cho khoản nợ này gồm: Dây chuyền máy móc thiết bị, nhà xưởng tại Cụm công nghiệp, nhà và quyền sử dụng đất hộ ông Trần Hữu Bằng (giám đốc công ty Sikar) tại 69 Lê Duẩn, thị trấn Hải Lăng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị.
Nhà xưởng của công ty TNHH Sikar xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng