当前位置:首页 > La liga > 【kết quả honduras】Bài toán khó khi thực hiện tiêu chí mới

【kết quả honduras】Bài toán khó khi thực hiện tiêu chí mới

2025-01-25 21:03:55 [Nhà cái uy tín] 来源:Empire777

Báo Cà Mau(CMO) Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh Cà Mau có 54/82 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đạt 65,9%, tăng 8 xã so với năm 2021, vượt kế hoạch. Tuy nhiên, năm 2022 cũng ghi nhận sự lỗi hẹn xã NTM nâng cao, khi cả tỉnh chưa có xã đủ điều kiện được công nhận đạt. 3 xã thuộc kế hoạch năm 2022 là: Tân Thành (TP Cà Mau), Trí Lực và Trí Phải (huyện Thới Bình) chưa đạt chuẩn NTM nâng cao, vì hầu hết các xã còn khó khăn trong thực hiện tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo, giao thông.

Luỹ kế đến nay toàn tỉnh chỉ có 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao là: Tân Dân, Tắc Vân và Lý Văn Lâm (công nhận năm 2021).

Ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình, phân tích: “Năm 2022 là năm đầu tiên áp dụng thực hiện bộ tiêu chí NTM, NTM nâng cao giai đoạn 2021-2022, qua đó có nhiều nội dung tiêu chí mới được bổ sung và chất lượng các tiêu chí cũng đòi hỏi tăng cao hơn; trong khi nguồn lực địa phương có hạn”.

Huyện Thới Bình có 2 xã được chọn xây dựng đạt chuẩn NTM nâng cao, nhưng đã 2 năm qua không đạt kết quả như mong muốn, một phần do ảnh hưởng của nguyên nhân thay đổi quy định, nâng cao tiêu chí; phần hạn chế trong đầu tư hạ tầng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và thu nhập của người dân.

Ông Hà Minh Sữa, Phó chủ tịch UBND xã Trí Lực, cho biết: “Kết quả rà soát thực hiện duy trì nâng chất xã NTM theo Quyết định số 2221/QÐ-UBND, ngày 26/8/2022 của UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025, hiện tại xã Trí Lực chỉ đạt 13/19 tiêu chí”.

6 tiêu chí chưa đạt gồm: quy hoạch, giao thông, lao động, tổ chức sản xuất và phát triển nông thôn, giáo dục và đào tạo, môi trường và an toàn thực phẩm.

Ðơn cử như tiêu chí giao thông, trước đây, khi xây dựng xã NTM thì tiêu chí này ở Trí Lực đã đạt và tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thương, nhưng so với quy định mới thì không thể đáp ứng.

Tuy Thới Bình được đánh giá là địa bàn hoàn chỉnh nhất về lộ nông thôn, nhưng tiêu chí giao thông theo quy định mới là một trong những khó khăn lớn của các xã NTM, NTM nâng cao.

Toàn xã có 98,5 km đường nông thôn; đường xã, đường từ trung tâm xã đến huyện được nhựa hoá và bê tông hoá đảm bảo cho ô-tô đi lại thuận tiện quanh năm. Song, so với quy định mới là tỷ lệ đường ấp và đường liên ấp ít nhất được cứng hoá, đảm bảo ô-tô đi lại thuận tiện quanh năm từ trên 90% thì rất khó cho xã.

Ông Sữa phân tích: “Ðường ấp, liên ấp của xã hiện có 35,5 km. Hiện trạng theo rà soát, xã đang có 28 km đường ấp có chiều rộng mặt đường 2,5 m trở lên, chỉ đạt 78,87% so với quy định. Ðể đảm bảo tiêu chí này, xã phải nỗ lực xây dựng, nâng cấp thêm 4 km đường bê tông, xây dựng mới 19 cầu, 14 điểm tránh xe, lắp đặt mới 12 biển báo chỉ dẫn đảm bảo cho xe ô-tô đi lại... Ðây là phần công trình không hề nhỏ đối với một xã thuần nông, hạn chế về vị trí địa lý như Trí Lực”.

Bên cạnh đó, theo phân tích của nhiều địa phương, năng lực chuyên môn của cán bộ phụ trách NTM còn nhiều hạn chế; có những cán bộ chưa được đào tạo, tập huấn về chương trình xây dựng NTM. Ðiều cốt lõi nhất trong xây dựng NTM, NTM nâng cao đó là kinh phí, nhưng đã qua, theo ông Nguyễn Văn Phúc thì: “Ngân sách Trung ương phân bổ cho chương trình còn hạn chế, trong khi nguồn lực để thực hiện tiêu chí là rất lớn, ngân sách địa phương không có khả năng cân đối để thực hiện”.

Song song đó, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa đồng đều; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Huyện Thới Bình có 100% xã đạt chuẩn NTM, nhưng công tác duy trì chuẩn và đầu tư xã NTM nâng cao đã qua vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến chất lượng và hụt so với các quy định. Trong khi đó, ở huyện Ngọc Hiển lại là một vấn đề nan giải.

Tuy trong giai đoạn 2016-2020, Ngọc Hiển đã tập trung chỉ đạo các xã xây dựng NTM đạt nhiều kết quả, đến năm 2017 có 1 xã được công nhận NTM (xã Tân Ân Tây), nhưng qua rà soát và đối chiếu với Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025 và theo Quyết định số 2221/QÐ-UBND, ngày 26/8/2022 của UBND tỉnh, còn lại 5 xã chưa đạt. Qua rà soát vào cuối năm 2022, tổng số tiêu chí NTM ở Ngọc Hiển có 6 xã đạt 52 tiêu chí, bình quân chỉ đạt 8,7 tiêu chí/xã. Khó khăn nhất cũng là tiêu chí xây dựng giao thông nông thôn, trong 6 xã toàn huyện Ngọc Hiển chỉ có 1 xã đạt tiêu chí này.

Thực tế, quy hoạch sản xuất và quy mô sản xuất ở Ngọc Hiển vẫn chưa thể đáp ứng theo các quy định, đây là một trong nhiều rào cản lớn cho tiến trình xây dựng NTM. Ảnh: Thanh Chính

Ngay sau khi đạt chuẩn xã NTM thì vào năm 2017, xã Tân Ân Tây đã được chọn xây dựng xã NTM nâng cao. Tuy nhiên, đến nay, so với quy định tiêu chí NTM nâng cao, xã này chỉ đạt 3/19 tiêu chí, còn lại 16 tiêu chí chưa đạt, trong đó có tiêu chí giao thông.

Theo tính toán của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Ngọc Hiển, để đưa xã Tân Ân Tây đạt chuẩn NTM nâng cao thì tất yếu phải nâng cấp, mở rộng 7 tuyến đường ấp với chiều dài 45,7 km, mở rộng mặt đường 3,5 m và xây dựng 27 cầu, 11 bãi tránh xe để đảm bảo ô-ô lưu thông. Ðồng thời, trục ngõ, xóm cần đầu tư thêm 10 tuyến, dài 23 km và 2 cầu để đạt trên 90% theo quy định.

Song song đó, cần đầu tư hệ thống đèn chiếu sáng, gờ giảm tốc, biển báo giao thông theo quy định. Ðây là nhiệm vụ không hề dễ dàng với huyện có hạ tầng và xuất phát điểm thấp như Ngọc Hiển.

Theo nhiều ý kiến của địa phương và sở, ngành thì càng về sau, công tác đầu tư xây dựng xã NTM càng khó khăn. Bên cạnh đó, các địa phương đang song hành xây dựng NTM vừa đảm bảo giữ chuẩn các xã đã đạt, vừa nâng chuẩn các xã chưa đạt và phải đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Phần lớn các tiêu chí chưa đạt đều phụ thuộc vào nguồn kinh phí như: lộ nông thôn, trường đạt chuẩn quốc gia, điện lưới, nước sạch, vệ sinh môi trường…

 

Phong Phú

 

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读