当前位置:首页 > World Cup > 【nhan dinh asenal】Những mảnh đời trôi nổi trên Biển Hồ

【nhan dinh asenal】Những mảnh đời trôi nổi trên Biển Hồ

2025-01-10 16:59:47 [Cúp C1] 来源:Empire777

Siêm Riệp - cố đô của Vương quốc Campuchia,ữngmảnhđờitrocircinổitrecircnBiểnHồnhan dinh asenal sau 33 năm thoát khỏi họa diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Sary giờ đây đã thực sự hồi sinh, vươn mình đi tới sự phồn vinh và thịnh vượng. Nhiều công trình mới đã mọc lên khang trang và đẹp mắt. Siêm Riệp còn có đền Angkor Wat - Angkor Thom, những kỳ quan nổi tiếng của thế giới, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách trên thế giới đến tham quan du lịch.

Một phụ nữ người Việt cùng đứa con nhỏ chèo thuyền theo các đoàn du khách trên hồ để xin ăn

Thế nhưng chỉ cách thành phố hoa lệ này chưa đầy 15km2có một làng nổi trên Biển Hồ với gần 600 hộ, trên 3.000 người đa phần là người Việt. Họ sống bấp bênh trên mênh mông sông nước.

Biển Hồ quá rộng lớn với diện tích hàng chục ngàn km2vào mùa nước nổi, thế nhưng lại quá hẹp hòi với đời sống của những cư dân ở đây. Những năm trước, nguồn lợi thủy sản ở đây được coi là vô tận. Mỗi ngày chỉ cần một chiếc xuồng nhỏ, một tay lưới bén là có thể đánh bắt vài ba ký cá nuôi sống cả gia đình. Thế nhưng vài năm trở lại đây, do việc đánh bắt vô tội vạ, nguồn cá ở Biển Hồ đã cạn dần nên đời sống của người dân ngày càng khó khăn hơn.

Tìm được miếng cơm, manh áo ngày càng khó nhưng tỷ lệ sinh ở đây lại ngày càng cao. Ở nơi mênh mông sông nước này, ngày thì lo chạy vạy đầu tắt mặt tối để kiếm con cá, ký gạo, tối về chẳng có gì giải trí... thuyền ai nấy ở và cứ thế là sinh đẻ. Sinh đẻ không có kế hoạch, hộ khẩu không có, chứng minh nhân dân cũng không thì làm sao có thể xin việc làm... Vì vậy, thế hệ trước nối thế hệ sau đeo bám sông nước. Bà Phan Thị Hoa có chồng là ông Nguyễn Văn Khái (77 tuổi), sang đây sinh sống đã 50 năm. Do bị bệnh bại liệt, giờ vợ chồng chỉ sống qua ngày bằng vài ngàn Riel, vài Sent Mỹ xin được từ những khách du lịch hảo tâm. Hôm nào mưa gió thì vợ chồng chỉ biết nhìn nhau, chia nhau từng muỗng cháo mà nước mắt dâng trào. Chị Miễn Thị Nga mới 24 tuổi mà đã có 4 con, chồng ngày ngày đi làm thuê, làm mướn, giăng lưới bắt cá cho các hộ kha khá trong vùng, kiếm vài con cá, ký gạo về nuôi vợ, nuôi con. Hôm nào trời mưa hay giông bão thì cả nhà quây quần chia sẻ với nhau chén cháo lót dạ qua ngày.

Cũng do thiếu ăn, thiếu mặc lại sinh đẻ nhiều và chỉ có chồng đi làm thuê, làm mướn nên không còn con đường nào khác là người vợ sáng sáng, chiều chiều phải chèo chống cùng các con đi ăn xin. Thật đau lòng khi phải thấy chỉ trên một khúc sông nhỏ có đến hàng chục bà mẹ kèm theo mấy chục trẻ em từ vài tháng tuổi đến 5, 6 tuổi mặt mũi lem luốc, quần áo nhếch nhác bơi đuổi theo các thuyền lớn của du khách nước ngoài để xin vài ngàn tiền Việt, hay vài đồng đôla Mỹ của du khách đến tham quan Biển Hồ. Và nếu là khách du lịch người Việt mà được chứng kiến cảnh xin ăn của người đồng hương trên đất bạn thì ai chẳng xót xa, buồn tủi vì lòng tự ái dân tộc, tự tôn đất nước.

Ở xã Chămkhơnia, huyện Siêm Riệp, tỉnh Siêm Riệp hiện có hàng trăm gia đình người Việt sống như thế. Họ đã và đang sống như con thuyền không bến, sống hôm nay không biết đến ngày mai... Rồi tương lai những đứa trẻ này sẽ về đâu nếu như không có sự giúp đỡ của Chính phủ Vương quốc Campuchia và Chính phủ Việt Nam cũng như sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện trong nước, quốc tế.

Hy vọng qua bài viết này sẽ làm lay động những nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh. Hãy đến với những người dân Việt nghèo khổ ở Biển Hồ này bằng những tình cảm chân thành nhất.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Đó cũng chính là đạo lý, truyền thống tốt đẹp có từ ngàn đời của dân tộc ta.

Minh Hoàng

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读