【tỷ số luxembourg】Taliban sẽ kiểm soát Afghanistan sau khi Mỹ rút quân?

[Cúp C1] 时间:2025-01-10 16:05:53 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:152次

taliban se kiem soat afghanistan sau khi my rut quan

Binh sĩ Afghanistan gác tại một vị trí trong cuộc giao tranh với phiến quân Taliban ở Kunduz.

Kế hoạch rút quân của Mỹ ra khỏi Afghanistan đã gần hoàn tất và thậm chí còn có thông tin đề cập tới việc tiến hành "đối thoại" với Taliban thông qua sự trung gian của Qatar.

Tuy nhiên, đầu tháng này, một "cơn sóng hoảng loạn nhỏ" đã lan tới Nhà Trắng khi có tin nói rằng Taliban chiếm Kunduz, thành phố lớn thứ 6 ở Afghanistan, trong khi quân đội Afghanistan (được Mỹ huấn luyện) đã bỏ chạy. Đây là một thất bại đáng xấu hổ đối với pháo đài 7.000 binh sĩ được trang bị vũ khí mới của Mỹ trước một lực lượng chỉ gồm 1.000 tay súng Taliban.

Theo báo "Asharq al-Awsat", lực lượng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ cầm đầu ở Afghanistan đã phải "gom nhặt" vài nghìn binh sĩ và hơn một chục máy bay chiến đấu còn lại nhằm mở cuộc phản công, giành lại Kunduz. Tuy nhiên, Taliban đã ghi được điểm họ muốn khi thể hiện rằng "nhờ" có sự rút quân của Mỹ, Tổng thống Ashraf Ghani và các đồng minh NATO đã không còn đủ khả năng bảo vệ mọi tấc đất của Afghanistan.

Taliban đang có sự hiện diện rất mạnh ở nhiều tỉnh, nhất là Farah, Nimruz, Helmand, Kandahar, Paktita và Uruzgan, trong khi chính quyền trung ương chỉ hiện diện tại những thành phố lớn. Tuy nhiên, Taliban có thể tiến vào các thành phố bất kỳ lúc nào, dù chỉ vài ngày, để treo cờ, khủng bố những người ủng hộ Chính phủ và tổ chức cướp phá trước khi rời đi. Vậy tại sao Taliban quay lại tấn công vào thời điểm này? Cuộc tấn công Kunduz có thể được lên kế hoạch diễn ra trùng với lễ kỷ niệm lần thứ 90 ngày Afghanistan trở thành quốc gia độc lập. Taliban không công nhận các nhà nước dân tộc vì cho rằng cộng đồng Hồi giáo là thực thể độc nhất và con người được phân biệt qua đức tin chứ không phải quốc tịch.

Lý do thứ hai là sự suy yếu của Mỹ - quan điểm được củng cố mạnh mẽ kể từ khi Tổng thống Obama thực hiện thỏa thuận hạt nhân với các giáo sĩ Hồi giáo của Tehran. Một hệ quả tức thì của nhận thức này là cuộc đàm phán chia sẻ quyền lực hứa hẹn giữa Tổng thống Ashraf Ghani và Taliban. Tuy nhiên, tháng trước Thủ lĩnh Taliban Mullah Mansour đã rút lại bằng một tuyên bố với ban lãnh đạo mới của nhóm này rằng: "Người Mỹ đang ra đi và không còn liên quan nữa. Tại sao phải chia sẻ quyền lực khi chúng ta có thể sớm giành được toàn bộ Kabul?".

Lý do thứ ba có thể là sự xuất hiện của các nhóm ủng hộ Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang cố cạnh tranh với Taliban. Theo Chính phủ Iran, hơn 80 nhóm như vậy đã hiện diện ở Afghanistan hoặc các khu vực của Pakistan gần với biên giới Iran và Afghanistan. Đây vẫn là những nhóm nhỏ và không thể tạo chỗ đứng trong liên minh lớn của các nhóm chiến binh. Một số đang hợp tác với Taliban, trong khi những nhóm khác giúp lực lượng nổi dậy Baluch ở Pakistan và Iran. Tuy nhiên, các nhóm như IS có thể phát triển nhanh chóng, chủ yếu nhờ sự xuất hiện của các chiến binh tình nguyện trên khắp thế giới và sự trợ giúp tài chính lớn từ những người giàu có tại các nước Hồi giáo. Bằng việc tiến hành cuộc tấn công trên, Mullah Mansour có thể đang báo hiệu cho phe của ông ta rằng không cần các nhóm kiểu IS và sự thống trị Hồi giáo có thể quay lại Kabul thông qua Taliban.

Cuối cùng, dù thường xuyên phủ nhận, Pakistan rõ ràng cũng đóng góp một phần vào việc phục hồi Taliban. Với việc Mỹ tự rút lui, Afghanistan có thể rơi vào tầm ảnh hưởng của liên minh Iran - Nga - Ấn Độ, cô lập Pakistan - quốc gia đối với đa số người Afghanistan vẫn là một "thế lực thù địch". Pakistan cần Afghanistan như vùng đất tạo chiều sâu chiến lược và một kênh sang vùng Trung Á Hồi giáo. Không có chính phủ Pakistan nào có thể cho phép Afghanistan rơi vào tầm kiểm soát của liên minh các thế lực thù địch.

Tổng thống Barack Obama luôn gọi Afghanistan là "cuộc chiến đúng đắn". Tuy nhiên, việc rút quân sớm khỏi nước này có thể thổi bùng những ngọn lửa chiến tranh âm ỉ từng tàn phá đất nước này suốt từ năm 1979. Trong khi đó, Taliban đang chuẩn bị các cuộc tấn công vào Baghlan, Samangan và Mazar-i-Sharif nhằm biến quốc gia này thành một căn cứ khác để xuất khẩu chủ nghĩa khủng bố sang Trung Á và Trung Quốc, trước khi tới những nơi khác trên thế giới.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接