您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【lich thi đấu ý】Áp lực lớn giữ ổn định thị trường dịp cuối năm 正文

【lich thi đấu ý】Áp lực lớn giữ ổn định thị trường dịp cuối năm

时间:2025-01-10 20:55:51 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Lực lượng quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh giám sát tiêu hủy hàng hóa vi phạm. Ảnh: S.NamSố vụ tăn lich thi đấu ý

Áp lực lớn giữ ổn định thị trường dịp cuối năm
Lực lượng quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh giám sát tiêu hủy hàng hóa vi phạm. Ảnh: S.Nam

Số vụ tăng, nhiều vụ việc nghiêm trọng

Ngày 25/12, Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, Đoàn kiểm tra Đội QLTT số 3 vừa phối hợp với Công an phường Bình Chiểu, TP. Thủ Đức; Đội Cảnh sát kinh tế, Công an TP. Thủ Đức và Đội 7 (Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP.HCM), tiến hành kiểm tra Công ty TNHH DECQB LOGISTICS trên đường Ngô Chí Quốc, phường Bình Chiểu, do ông N.D.A làm giám đốc.

Đoàn kiểm tra ghi nhận tại kho lạnh của công ty chứa trữ 24.915 kg nội tạng động vật đông lạnh các loại, không ghi xuất xứ, không ngày sản xuất, không hạn sử dụng, không hóa đơn chứng từ.

Trong đó có 3.110 kg bao tử heo, 9.150 kg vú heo, 5.000 kg lá xách bò, 7.095 kg dồi trường heo và 650 kg trứng gà non, tổng trị giá hơn 2,414 tỷ đồng. Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xử lý theo quy định.

Cũng theo thông tin từ Cục QLTT TP.HCM, ngày 25/12, tại Nhà máy Công ty CP Môi trường Việt Úc, huyện Bình Chánh, đơn vị đã tổ chức tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm thuộc 6. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính do UBND TP.HCM ban hành.

Hàng hóa bị buộc tiêu hủy gồm 324.762 đơn vị sản phẩm các loại, 100 sản phẩm quần áo nữ, không phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2017/BCT; 1.368 chai dầu gió; 3.480 chai nước muối hiệu Vĩnh Phúc Smile Natri Clorid giả mạo nhãn hiệu; 20.450 kg đường cát, xuất xứ Thái Lan... Tổng trị giá lô hàng hơn 638 triệu đồng.

Theo Cục QLTT TP.HCM, đây chỉ là hai vụ gần nhất trong tổng số hàng trăm vụ việc được ngành chức năng TP.HCM phát hiện, xử lý từ đầu năm đến nay.

Theo thống kê của Cục QLTT thành phố, lũy kế 11 tháng đầu năm (từ 15/12/2022 đến ngày 14/11/2023), số vụ kiểm tra chuyên ngành và liên ngành đạt 53.146 vụ, số vụ vi phạm: 4.190 vụ, tăng 1.825 vụ (tăng 77,16%) so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, đã xử lý 72,9 tỷ đồng tiền phạt hành chính, 10,6 tỷ đồng tiền bán hàng hóa tịch thu và 1,8 tỷ đồng tiền truy thu số lợi bất hợp pháp. Trị giá hàng hóa tiêu hủy là 59,7 tỷ đồng (tăng 12,96% so với cùng kỳ năm trước). Trị giá hàng tịch thu chờ bán khoảng 116 tỷ đồng. Trị giá hàng hóa chờ tiêu hủy khoảng 4,32 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tổng số tiền thu nộp ngân sách đạt 85,4 tỷ đồng (tăng 89,88% so với cùng kỳ năm trước).

Còn tại Bình Dương, theo báo cáo của Cục QLTT tỉnh Bình Dương, tính từ đầu năm đến nửa cuối tháng 11/2023, phát hiện 431 vụ vi phạm, số tiền xử phạt 4,8 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tịch thu 4,1 tỷ đồng, trị giá hàng tiêu huỷ, nộp ngân sách nhà nước 5,8 tỷ đồng.

Một số nhóm mặt hàng vi phạm nổi cộm, nhóm hành vi vi phạm phổ biến gồm: Lĩnh vực xăng dầu, mặt hàng thuốc lá, vi phạm về hàng cấm, hàng lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về giá, niêm yết giá…

Kịp thời ngăn chặn, xử lý

Lãnh đạo Cục QLTT TP.HCM và Bình Dương dự báo, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng sẽ tăng mạnh. Nguồn hàng hóa di chuyển vào thị trường từ hướng biên giới Tây Nam được tập kết tại các kho hàng, điểm trung chuyển, chứa trữ và được bày bán, kinh doanh tại các tuyến phố du lịch, địa bàn nổi cộm, trọng điểm, trung tâm thương mại trong các tháng cuối năm sẽ hoạt động sôi nổi, mạnh hơn.

Cục QLTT hai địa phương này đang tiếp tục chỉ đạo các đội QLTT tập trung đẩy mạnh thực hiện các biện pháp nghiêp vụ giám sát, thẩm tra, xác minh để kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các đối tượng vi phạm tại các địa bàn trọng điểm, nổi cộm, các tuyến đường liên tỉnh, quốc lộ và tại các kho bãi, điểm chứa trữ hàng hóa.

Áp lực lớn giữ ổn định thị trường dịp cuối năm
Tiêu hủy hàng hóa vi phạm tại lò đốt nhiệt cao. Ảnh: S.Nam

Lãnh đạo Cục QLTT TP.HCM cho biết, những ngày này các đơn vị nghiệp vụ tăng cường phối hợp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; đặc biệt tại các địa bàn nổi cộm, trọng điểm và chú ý đến nhóm mặt hàng xăng dầu, thực phẩm, mỹ phẩm, hóa chất, thức ăn chăn nuôi,…

Theo đó, trọng tâm là đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn; đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, các đơn vị chức năng triển khai giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử.

Cùng với đó, các đơn vị sẽ tăng cường phối hợp với các đơn vị thành viên Ban chỉ đạo 389 tiến hành thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm về đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý đối với mặt hàng gạo; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm các nhóm hàng hóa trọng tâm, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm hàng hóa và thương mại điện tử; tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.

Còn tại tỉnh Bình Dương, địa bàn giáp ranh, đan xen với TP.HCM, lãnh đạo Cục QLTT tỉnh cho biết, thời điểm này đang dồn lực cho đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Cục tăng cường phối hợp với các ngành chức năng theo quy chế phối hợp nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, tập trung nhất là các mặt hàng, lĩnh vực: xăng dầu, LPG, mỹ phẩm, thuốc lá ngoại nhập lậu, đường cát, mặt hàng gạo, hóa chất nguy hiểm, độc hại, gia cầm, sản phẩm gia cầm, sản phẩm thịt lợn, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ nước ngoài; an toàn thực phẩm; xe điện, thiết bị phòng cháy chữa cháy; thương mại điện tử…

Cùng với đó, cục tiếp tục phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin với các ngành chức năng; phối hợp tốt với các hiệp hội, ngành hàng, các đơn vị đã ký quy chế phối hợp trong việc tuyên truyền, nắm bắt thông tin có dấu hiệu vi phạm, kịp thời phát hiện kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ./.

Lãnh đạo Cục QLTT TP.HCM và Bình Dương dự báo, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng sẽ tăng mạnh, các hoạt động lễ hội cũng diễn ra nhiều vào tháng cuối năm dẫn đến tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, kém chất lượng sẽ tiếp tục tăng mạnh với lợi thế giá rẻ, đa dạng chủng loại, hình thức sẽ đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng, tuy nhiên đi kèm với đó sẽ là những hậu quả về an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng hàng hóa không đảm bảo.