【bóng đá kết quả c1】Nguy hại khôn lường khi hít phải khói thuốc lá thụ động

Theạikhônlườngkhihítphảikhóithuốcláthụđộbóng đá kết quả c1o Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khói thuốc lá không những ảnh hưởng đến người hút mà còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh, khiến những người tuy không hút thuốc thường xuyên nhưng hít phải khói thuốc cũng sẽ mắc các bệnh như người hút thuốc.

nguy hai khon luong khi hit phai khoi thuoc la thu dong
Thuốc lá gây ra hàng trăm bệnh lý nguy hiểm với sức khỏe con người.
nguy hai khon luong khi hit phai khoi thuoc la thu dongPhát hiện chất ma túy mới trong thuốc lào và thuốc lá điện tử
nguy hai khon luong khi hit phai khoi thuoc la thu dongĐưa tiêu chí không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào tiêu chuẩn bình xét thi đua

Thống kê của WHO cho thấy, mỗi năm thuốc lá gây ra trên 7 triệu ca tử vong, con số này sẽ tăng thành hơn 8 triệu người mỗi năm vào năm 2020, trong đó 70% số ca tử vong sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. Nếu các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện thì trong thế kỷ này sử dụng thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người.

Tại Việt Nam, theo điều tra hút thuốc ở người trưởng thành (GATS) 2015, tỷ lệ hút thuốc ở nam là 45,3%, nữ giới là 1,1%. Trung bình cứ 2 nam giới trưởng thành có một người hút thuốc. 15,6 triệu người Việt Nam trên 15 tuổi hiện đang hút thuốc lá và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về số người hút thuốc lá cao nhất.

Đặc biệt, kết quả điều tra cũng chỉ ra, 28,5 triệu người không hút thuốc phải tiếp xúc với khói thuốc thụ động trong nhà; 5,9 triệu người không hút thuốc phải tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nơi làm việc.

Đánh giá của các chuyên gia y tế cho thấy, khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất trong đó có 69 chất gây ung thư. Sử dụng thuốc lá gây ra 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Thuốc lá còn là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không truyền nhiễm.

Người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động cũng mắc các bệnh giống như người hút thuốc. Trong số 7,1 triệu ca tử vong do thuốc lá thì có 890.000 ca gây ra bởi phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động.

Cảnh báo tác hại thực tế của việc hít phải khói thuốc lá thụ động, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế cho biết, ở người lớn hút thuốc thụ động gây ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu chứng kích thích đường hô hấp. Hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người không hút thuốc lên từ 20-30% so với những người không hút thuốc.

Ngoài ra, hút thuốc lá thụ động là một nguyên nhân làm tăng 25 đến 30% nguy cơ mắc bệnh và chết do bệnh mạch vành ở cả nam và nữ…

Bên cạnh đó, nguy cơ sảy thai ở phụ nữ hút thuốc cao gấp 3 lần so với phụ nữ không hút thuốc. Hút thuốc thụ động còn được biết đến là một nguyên nhân làm thai chết lưu và làm giảm cân nặng trẻ sơ sinh từ 200 - 400gram.

Hút thuốc lá đặc biệt gây nguy hiểm cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Năm 2010, Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 700 triệu trẻ em, gần một nửa trẻ em trên toàn thế giới hít thở trong bầu không khí ô nhiễm bởi khói thuốc, đặc biệt là ở khu vực trong nhà và gần 170.000 trẻ em tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá mỗi năm.

Về nguy hại của việc hít khói thuốc lá thụ động với trẻ em, bác sỹ Nguyễn Tuyết Mai, Trưởng khoa Nội Ung bướu,Trung tâm Ung bướu Xạ trị, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết, trẻ sẽ có các triệu chứng về thở, như ho, ho ra chất nhầy hoặc thở khò khè; nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản và viêm phổi; hen suyễn; phổi không phát triển bình thường trong thời thơ ấu; nhiễm trùng tai; mất thính giác (khi trưởng thành).

“Đặc biệt nếu trẻ đã bị hen suyễn, hút thuốc thụ động có thể làm cho các triệu chứng của trẻ trở nên tồi tệ hoặc nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hút thuốc thụ động khiến trẻ bị hen suyễn đến mức cần dùng thuốc điều trị hen hoặc phải đến bệnh viện thường xuyên hơn”, bác sỹ Mai nói.

Cũng theo bác sỹ Mai, những đứa trẻ hít phải khói thuốc lá thụ động thường xuyên, khi trưởng thành nguy cơ mắc bệnh hen suyễn; ung thư phổi; các loại ung thư khác và bệnh tim. Ngoài ra, những đứa trẻ lớn lên với cha mẹ hút thuốc có nhiều khả năng chúng cũng sẽ hút thuốc.

Theo khuyến cáo của WHO, một trong những giải pháp giảm thiểu tác hại do khói thuốc lá đối với những người không hút thuốc lá là xây dựng các mô hình không thuốc lá như mô hình trường học, bệnh viện, công sở, khách sạn, nhà hàng… không khói thuốc.

Tại Việt Nam, theo Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, để giảm thiểu tác hại của việc hút thuốc thụ động, trong thời gian tới, Quỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ đẩy mạnh việc thực thi quy định cấm hút thuốc tại các nơi công cộng trong nhà của khách sạn, nhà hàng, các nơi làm việc, cơ sở y tế, bến tàu, bến xe và nhân rộng các mô hình không khói thuốc.

Về phía chuyên gia y tế, bác sỹ Mai khuyến cáo, nếu muốn bỏ hút thuốc, người hút thuốc cần ghi nhớ và đặt ra các mốc thời gian cần thực hiện như lên lịch ngày bắt đầu bỏ thuốc, ngày nói với gia đình, bạn bè và những người xung quanh rằng bản thân dự định sẽ bỏ thuốc, dự đoán hoặc lên kế hoạch trước cho những thời điểm khó khăn mà sẽ phải đối mặt trong khi bỏ thuốc lá.

"Đồng thời loại bỏ thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác khỏi nhà, xe hơi và nơi làm việc. Tạm thời tránh xa những người hút thuốc lá, những khu vực có người hút thuốc. Nhờ bác sĩ kê toa thuốc giúp bạn bỏ thuốc lá, một số loại thuốc, kẹo , ô mai, thảo dược... giúp làm giảm cảm giác thèm thuốc lá", bác sỹ Mai nêu.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lựa chọn chủ đề Ngày Thế giới không khói thuốc lá 31/5: “Thuốc lá và các bệnh về phổi” kêu gọi các quốc gia có những hành động kịp thời để giảm nguy cơ tử vong do các bệnh về phổi liên quan đến sử dụng thuốc lá.
Ngoại Hạng Anh
上一篇:Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
下一篇:Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông