Mỹ và đồng minh siết chặt các biện pháp trừng phạt với Nga | |
Ủy ban châu Âu đề xuất gói biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga | |
EC đề xuất các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga |
Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc kỳ vọng mở ra một “kỷ nguyên mới” trong quan hệ giữa hai nước |
Chuyến thăm 3 ngày của ông Tập Cận Bình là chuyến thăm đầu tiên của ông tới Nga - một đồng minh lớn của Trung Quốc - trong gần 4 năm, và được Moscow mô tả là mở ra một “kỷ nguyên mới” trong quan hệ hai nước.
Chuyến thăm cũng diễn ra hơn một năm sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại nước láng giềng châu Âu – động thái đã khiến Moscow bị cô lập trên trường quốc tế. Chuyến thăm này sẽ được các nước phương Tây theo dõi chặt chẽ để tìm những dấu hiệu mà Trung Quốc có thể thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa Moscow và Kiev. Ông Tập Cận Bình cũng được cho là đang lên kế hoạch cho cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kể từ khi cuộc xung đột trên nổ ra.
Theo cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của Putin - ông Yuri Ushakov, ông Tập Cận Bình và ông Putin sẽ có cuộc gặp riêng “không chính thức” và dùng bữa tối vào ngày 20/3 trước khi hội đàm vào ngày 21/3. Điện Kremlin cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ ký một hiệp định “tăng cường quan hệ đối tác toàn diện và chiến lược (song phương) bước vào một kỷ nguyên mới”, cũng như một tuyên bố chung về hợp tác kinh tế Nga-Trung đến năm 2030. Với việc mới đây đã củng cố uy tín của mình với tư cách là một nhà môi giới quyền lực quốc tế bằng cách làm trung gian hòa giải ngoại giao bất ngờ giữa hai đối thủ Trung Đông là Saudi Arabia và Iran, Bắc Kinh rất muốn khẳng định mình là một “nhà kiến tạo hòa bình”.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng ông Tập Cận Bình khó có thể sắp xếp một sự nối lại quan hệ tương tự trong cuộc chiến Ukraine do mối quan hệ nồng ấm của Trung Quốc với nước láng giềng phía Bắc rộng lớn và sự thiếu ảnh hưởng tương đối của nước này đối với Điện Kremlin.
Trung Quốc đã thể hiện mình là một bên trung lập trong cuộc xung đột ở Ukraine, từ chối lên án chiến dịch quân sự của Nga trong khi chỉ trích Mỹ và các nước NATO vì đã hỗ trợ quân sự cho Kiev. Lập trường đó đã vấp phải sự chỉ trích từ các quốc gia phương Tây, vốn coi Bắc Kinh là ngầm ủng hộ hành động gây hấn của Nga và cung cấp vỏ bọc ngoại giao cho Moscow. Các nước phương Tây lập luận rằng các đề xuất của Trung Quốc về chấm dứt chiến tranh đặt nặng vào các nguyên tắc nhưng lại hầu như không có các giải pháp thực tế.
Trung Quốc và Nga đã công bố quan hệ đối tác "không giới hạn" vào tháng 2/2022 khi ông Putin đến thăm Bắc Kinh để khai mạc Thế vận hội mùa Đông, vài ngày trước khi ông phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Về phần mình, ông Putin hôm 19/3 đã hoan nghênh việc Trung Quốc sẵn sàng đóng “vai trò mang tính xây dựng” trong việc chấm dứt xung đột ở Ukraine, đồng thời cho biết ông rất “kỳ vọng” về cuộc hội đàm với ông Tập Cận Bình. Ông Putin nói thêm rằng quan hệ Trung-Nga đang “ở điểm cao nhất” trong lịch sử.