【bảng xếp hạng bóng đá y】Điều không có trong học bạ

Như thường lệ,Điềukhôngcótronghọcbạbảng xếp hạng bóng đá y cuối năm, tôi dự họp phụ huynh cho con. Tám năm theo con qua từng lớp học, lần đầu tiên, tôi thực sự ngỡ ngàng trước một buổi họp có rất nhiều đổi mới.

“Năm nay, bảng điểm của học sinh không ghép chung cả lớp. Em nào biết điểm em đó, để tránh cha mẹ so sánh hơn thua. Chúng ta chỉ nên so sánh sự tiến bộ của chính con mình để động viên, khích lệ”, cô giáo chủ nhiệm mở đầu về một trong những cái mới của buổi họp.

Cuối bảng điểm còn có phần nhận xét của cô giáo cho từng em mà chỉ phụ huynh học sinh ấy đọc được, biết được. Những lời nhận xét thật cụ thể, nói rõ từng mặt mạnh, mặt chưa mạnh của các con một cách nhẹ nhàng, như một lời khích lệ.

Bất ngờ hơn, đính kèm bảng điểm là mẩu giấy nhỏ. Tôi nhận ra nét chữ quen thuộc của con nhưng có phần xiêu vẹo, như thể con đang viết rất vội và quá nhiều cảm xúc. Trên mảnh giấy, con ghi ra mong muốn của mình, cũng như khuyết điểm, ưu điểm của bản thân.

Tôi lướt vội qua những dòng chữ và thấy mắt mình cay cay.  “Tôi là NNMQ, lớp 8/9. Điều tôi không muốn là hay bị ba mẹ so sánh với con nhà người ta. Khuyết điểm của tôi là hay hóng chuyện, vội vàng, hấp tấp, ít đọc sách nên bị mẹ la, dễ bị tổn thương. Ưu điểm là hay được ba mẹ nhờ vả, không thích sự giả tạo, bên ngoài vui vẻ lạc quan nhưng bên trong sống tình cảm...”.

“Tuổi học sinh, ngoài việc học, các em còn có những vấn đề khác về tâm lý, cảm xúc tuổi mới lớn. Nhà trường lần đầu tiên chủ trương thay đổi cách đánh giá, nhận xét học sinh. Điểm số rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là chúng ta lắng nghe suy nghĩ, cảm xúc của các con để cùng đồng hành. Đây là điều không có trong sổ học bạ. Em nào chưa giỏi, chưa khá thì chúng ta cùng động viên các em tiến bộ. Nhà trường mong muốn ba mẹ đừng quá áp lực, gây căng thẳng quá mức cho các em”, cô giáo chủ nhiệm nhắn nhủ.

Tôi nhớ lại lời con trước khi cuộc họp phụ huynh diễn ra. Con hỏi: Nếu con không được học sinh giỏi mẹ có la mắng không?Mấy đứa bạn con nói, nếu không được học sinh giỏi thì chắc chết mất.

Điều con lo sợ là một sự thật. Dường như, ông bố, bà mẹ nào, khi thấy con cái mình không bằng bè bạn thì đều “nóng trong người” bởi tư duy điểm số đã ăn sâu vào nhận thức.

Nhiều diễn giả khi nói chuyện ở các trường học đã chỉ ra một tâm lý của phụ huynh. Đó là khi đón con từ trường, câu hỏi đầu tiên là hôm hay con được mấy điểm. Họ không quan tâm ở trường có gì vui, có gì hay. Tư duy điểm số ấy đã đặt áp lực nặng nề lên con trẻ, làm thui chột đi cảm xúc, niềm vui sáng tạo của các con. Áp lực học hành suốt ngày cũng khiến không ít học sinh gặp vấn đề về tâm lý học đường.

Sau buổi họp phụ huynh, tôi cất bảng điểm của con kèm mảnh giấy con viết vào ngăn tủ. Đó sẽ là một kỷ niệm, một ký ức khác lạ của con trong quãng đời học sinh. Quan trọng là mẹ đã hiểu con hơn. Một đứa trẻ giàu cảm xúc, dễ tổn thương và không thích sự giả tạo. Có  lẽ, đều đó quan trọng hơn danh hiệu học sinh giỏi mà con đã để vuột mất khi ở tuổi mới lớn.

Nhật Nguyên

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
下一篇:Galaxy Note 7 lộ thêm những hình ảnh mới