Đó là lớp dạy văn hóa dành cho người bị mắc bệnh tâm thần và người lang thang cơ nhỡ,ộtlớphọcđặcbiệtrận đấu las palmas đã được tồn tại hơn một năm qua, tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh.
Sau thời gian học, đa phần các học viên hiện đã biết đọc và viết tên của mình.
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh, từ lâu luôn được nhiều người biết đến là nơi chuyên chăm sóc cho người bệnh tâm thần và người cơ nhỡ trên địa bàn tỉnh. Ngoài vai trò giúp những người bệnh tâm thần được điều trị để có thể trở về gia đình, giúp những người lang thang cơ nhỡ có được chỗ nương tựa, thì có lẽ ít ai biết rằng, nơi đây còn đang tồn tại một lớp học để dạy chữ cho một số người tại đây. Ông Lê Văn Cao, Giám đốc Trung tâm, chia sẻ: “Ở đây, ngoài chăm sóc, cho người bệnh uống thuốc kèm kết hợp với các phương pháp trị liệu như: tập luyện thể dục, học nghề, vui chơi giải trí... thì chúng tôi cũng xác định, cho các đối tượng học văn hóa là cách cũng giúp người bệnh thoải mái và mau phục hồi hơn. Do trước đây, chưa tuyển được giáo viên dạy văn hóa, nên từ cuối năm 2017 đến nay lớp dạy chữ cho các đối tượng tại đây mới được thực hiện”.
Gọi là lớp học, nhưng điều đặc biệt ở lớp học này là chỉ có 9/192 người đang được chăm sóc ở trung tâm tham gia học và 1 giáo viên giảng dạy. Trong đó, có 1 học viên là người lang thang, 8 học viên còn lại là người bị bệnh tâm thần nhẹ và đa phần đều đã lớn tuổi. Anh Nguyễn Hoàng Khương, giáo viên dạy lớp văn hóa, tâm sự: “Do các anh, chị học viên của lớp là những người bị mắc bệnh tâm thần, nên chủ yếu tôi chỉ dạy để mọi người biết đọc, biết viết hay biết vẽ thôi. Sau thời gian học, hiện có một học viên là người lang thang cơ nhỡ cũng đã biết đọc, biết viết và biết tính toán, các anh, chị còn lại cũng đã biết được mặt chữ và viết được tên mình rồi. Mới đầu vào dạy lớp này tôi thấy sợ lắm, vì có nhiều khi đang dạy, học viên phát bệnh la hét, lên cơn bất thường. Sau đó, tôi bắt đầu tìm hiểu hoàn cảnh từng học viên để có cách dạy phù hợp với mỗi người”.
Không giống như những lớp học bình thường, học viên của lớp học văn hóa tại đây, có thể phát bệnh bất cứ lúc nào. Vì vậy, giáo viên luôn phải để ý sát sao và chú ý đến từng người. Đặc biệt, vì học viên là người bệnh tâm thần và lớn tuổi, nên kiến thức học xong cũng rất dễ quên, theo đó, giáo viên phải dạy nhiều lần cho một bài học. Khó khăn là thế, nhưng với sự quan tâm động viên và hỗ trợ nhiệt tình của giáo viên, các cán bộ đang công tác tại trung tâm, nhiều học viên cảm thấy rất vui khi bản thân đã có thể tự viết được tên của mình. Trần Minh Tài, 19 tuổi, học viên là người lang thang tại trung tâm, nói: “Được học chữ em vui lắm, giờ em biết đọc, biết viết rồi, không còn bị dốt nữa. Giờ em muốn mình học sao cho biết nhiều chữ và đọc nhanh hơn”. Hiện tại, lớp học đang được dạy vào 2 buổi sáng, chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Có thể thấy, dạy cho học sinh bình thường đã khó, thì việc dạy học cho người bệnh tâm thần còn khó hơn rất nhiều lần. Cũng vì thế, ngoài sự ham học của học viên, lớp học cũng đòi hỏi người giáo viên phải tận tâm và yêu nghề. Ông Lê Văn Cao, Giám đốc Trung tâm, cho biết: “Hồi trước, trung tâm cũng thông tin tuyển giáo viên dạy văn hóa, nhưng rồi ai mang hồ sơ đến nộp khi nhìn thấy người học ở đây cũng bỏ đi. Rất mừng là giáo viên dạy văn hóa hiện tại đã không ngại khó khăn để dạy và duy trì lớp học được đến hôm nay. Trong thời gian tới, ngoài duy trì lớp dạy văn hóa, chúng tôi sẽ tăng cường khảo sát và chọn thêm một số đối tượng đang được chăm sóc tại trung tâm, nhưng ham học để cho họ được tham gia thêm vào lớp học văn hóa hiện tại của trung tâm…”. Với cách làm thiết thực, tin rằng, việc dạy chữ cho người bệnh tâm thần sẽ là giải pháp góp phần hiệu quả vào quá trình trị liệu cho người bệnh.
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh, hiện đang chăm sóc 192 người bệnh tâm thần và người lang thang cơ nhỡ, với 30 cán bộ, giáo viên, nhân viên đang công tác. Ngoài mở lớp dạy văn hóa cho 9 bệnh nhân thời gian qua, trung tâm cũng đã tạo điều kiện cho 17 bệnh nhân được học nghề đan ghế và gia công lưới… |
Bài, ảnh: AN NHIÊN