您的当前位置:首页 > World Cup > 【tỷ số bóng đá của đức】Khai phóng tiềm năng, phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ 正文

【tỷ số bóng đá của đức】Khai phóng tiềm năng, phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ

时间:2025-01-25 19:32:22 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Một góc thị xã Phước Long (Bình Phước) - địa phương đầu tiên của miền Nam được giải phóng ngày nay. tỷ số bóng đá của đức

Khai phóng tiềm năng, phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ
Một góc thị xã Phước Long (Bình Phước) - địa phương đầu tiên của miền Nam được giải phóng ngày nay. Ảnh: Hữu Thọ.

Từ dấu ấn Phước Long trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Xét về địa thế, vùng Đông Nam Bộ (gồm TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh) là địa bàn chiến lược, nối liền với khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và nối thông với vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đất này trở thành căn cứ cách mạng nổi danh với truyền thống “miền Đông gian lao mà anh dũng”, gắn với lịch sử hào hùng của những trận đánh như Trung Hưng - Ràng, Đất Cuốc, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Đồng Xoài, La Ngà - Định Quán, Xuân Lộc...

Bổ sung quy định liên kết điều phối trong vùng

Để phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quốc hội, Chính phủ và một số bộ, ngành đã có nhiều hoạt động tích cực như tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, đầu tư, kinh doanh trong môi trường kinh tế số, rà soát, bổ sung các quy định pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi để liên kết cơ quan điều phối trong vùng.

Riêng địa danh Phước Long, một đơn vị hành chính của tỉnh Bình Phước, ít ai biết rằng, việc giải phóng vùng đất này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, được xem là một đòn trinh sát chiến lược, tạo tiền đề cho Bộ Chính trị, Trung ương Đảng hạ quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Sự kiện gắn liền với chiến dịch đường 14 - Phước Long, khởi đầu cho cuộc tiến công mùa khô 1974-1975. Chiến dịch được mở màn bằng trận tiến công kiểm soát tuyến đường 14 đoạn Bù Na đi Bù Đăng vào ngày 13/12/1974, rồi từ đó tiến công, giải phóng khu vực Đồng Xoài và dọc theo đường 14 ngoại vi thị xã (TX) Phước Long, rồi kết thúc bằng cuộc tấn công và kiểm soát hoàn toàn TX. Phước Long vào ngày 6/1/1975, kết thúc thắng lợi hoàn toàn chiến dịch.

Lần đầu tiên, một vùng rộng lớn được giải phóng trên địa bàn chiến lược của chiến trường miền Nam, tạo đà cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào thời khắc 30/4 lịch sử ngay trong năm 1975. Sau thời khắc này, vùng Đông Nam Bộ nhanh chóng củng cố và xây dựng chính quyền cách mạng, hàn gắn vết thương chiến tranh, chung sức đồng lòng cùng cả nước tái thiết, phát triển kinh tế xã hội.

Đến vùng kinh tế, công nghiệp trọng điểm

Đến nay, sau 49 năm đất nước thống nhất, vùng Đông Nam Bộ dù chỉ chiếm hơn 7% diện tích, gần 19% dân số nhưng đóng góp hơn 30% GDP, khoảng 38% tổng thu ngân sách và hơn 35% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hiện đây là vùng kinh tế trọng điểm và trở thành trung tâm du lịch, phát triển các loại hình dịch vụ công nghiệp, công nghệ thông tin, viễn thông, logistics... lớn nhất nước.

Vùng được định hướng trở thành vùng phát triển kinh tế năng động bậc nhất của khu vực ASEAN, đi đầu cả nước về phát triển khoa học, công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng kinh tế số, xã hội số; hình thành các chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành một trung tâm công nghệ, công xưởng chế tạo của khu vực và cả nước…

Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, Đông Nam Bộ là nơi tập trung các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, trung tâm sản xuất công nghiệp của cả nước, là điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là "đầu tàu" trong xuất khẩu của Việt Nam với các tỉnh, thành: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh là những địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước và liên tục xuất siêu, trong nhiều năm qua.

Việc ưu tiên thu hút công nghiệp hỗ trợ của những tỉnh thành trong vùng thời gian qua đã giúp cho Việt Nam giảm được nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất. Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn đều nằm trong vùng kinh tế tứ giác này như giày dép, dệt may, xơ sợi dệt, sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị...

Hiện tại, Đông Nam Bộ đang được trung ương tập trung bằng những cơ chế linh hoạt, với mục tiêu đến năm 2030 trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực, với mức phấn đấu đạt ngưỡng thu nhập cao; tầm nhìn đến năm 2050 trở thành vùng phát triển hiện đại, có thu nhập cao ngang bằng với các nước phát triển; có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại.

Trong đó, TP. Hồ Chí Minh là hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng; nơi thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, trí thức trẻ đến sinh sống và làm việc; nơi tập trung các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới...

Liên kết hoàn thiện cơ sở hạ tầng Để tháo những “nút thắt”

Mặc dù là vùng kinh tế phát triển, nhưng tốc độ phát triển của vùng Đông Nam Bộ hiện chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có. Để tháo gỡ những “nút thắt”, đồng thời mở đường cho vùng phát triển nhanh và bền vững, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, cần nâng cao khả năng kết nối các hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Do vậy, vùng đang được tập trung phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc, đường vành đai, kết nối đồng bộ hệ thống giao thông với các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng hàng không, cảng biển.

Cụ thể là hoàn thành mở rộng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn II và đưa vào khai thác cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn l; cải tạo các tuyến đường thủy nội địa và hình thành các cụm cảng nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như giải tỏa công suất cho các cảng biển lớn; phát triển cảng biển Cái Mép - Thị Vải và cảng Cần Giờ thành cảng trung chuyển tầm cỡ khu vực châu Á và quốc tế.

Bên cạnh đó là đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt kết nối các tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành; đường sắt vận tải hàng hóa Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối với cảng biển Cái Mép - Thị Vải và cảng Cần Giờ…

Việc trung ương quan tâm và cho triển khai hàng loạt dự án hạ tầng vùng Đông Nam Bộ có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của từng địa phương cũng như cả vùng, nhưng do tốc độ đô thị hóa cao trong khi một số dự án hạ tầng triển khai chậm dẫn đến quá tải. Từ thực tế này, tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho mở rộng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, xây dựng cầu Cát Lái, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành và dự án kéo dài đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên về Đồng Nai.

Theo chia sẻ của quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức, Đồng Nai cũng đang tiếp tục hợp tác với TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương nghiên cứu giải pháp phát triển vận tải đường sông kết hợp khai thác du lịch và đô thị dọc hai bên bờ sông Đồng Nai nhằm gia tăng hơn nữa tính liên kết vùng.