【bd nhan dinh nha cai】Vi rút Corona làm sống lại nỗi lo kinh tế toàn cầu
Cú sốc với các nền kinh tế mang tên Corona
Trước khi bệnh dịch hô hấp với sự lan truyền chết người trên khắp quốc gia đông dân nhất thế giới xuất hiện tại trung tâm Trung Quốc,útCoronalàmsốnglạinỗilokinhtếtoàncầbd nhan dinh nha cai các mối quan ngại về sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu đã lắng dịu và được thay thế bằng những đánh giá lạc quan.
Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã dịu lại với sự nỗ lực của cả hai phía. Nỗi ám ánh về sự thù địch công khai giữa Hoa Kỳ và Iran đã thoát khỏi thế bí. Mặc dù châu Âu vẫn trong tình trạng trì trệ, nước Đức với tư cách nền kinh tế lớn nhất lục địa đã thoát khỏi sự đe dọa của khủng hoảng.
Nhưng giờ đây, thế giới lại một lần nữa lo lắng. Sự bùng phát dịch bệnh ra khỏi biên giới từ Trung Quốc đã mang lại những nỗi lo mới, có thể khiến cho các thị trường bước vào một giai đoạn tụt dốc mới. Nó đã gióng chuông báo động về một cú sốc khác cho kinh tế toàn cầu, xóa bỏ các lợi ích của hòa hoãn thương mại và lắng dịu địa chính trị, tạo ra một lý do mới để các doanh nghiệp và các gia đình án binh bất động.
Vào thứ hai đầu tuần (27/1) các nhà đầu tư đã bán tháo chứng khoán tại các thị trường từ châu Á đến châu Âu và Bắc Mỹ. Họ ủy thác tài sản của mình vào các thiên đường an toàn truyền thống, làm tăng giá đồng Yên Nhật, Đô la Mỹ và vàng, làm giảm giá dầu thô với quan ngại rằng, các nền kinh tế yếu hơn sẽ có ít nhu cầu năng lượng hơn.
Tóm lại, những người kiểm soát tiền tệ đã lưu ý một cuộc khủng hoảng đang manh nha tại một quốc gia với 1,4 tỷ dân số, mà cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng của nó đang là một động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế toàn cầu; họ đã lựa chọn để không bị rủi ro.
Cũng trong cuối ngày thứ hai, vi rút đã giết hơn 100 người tại Trung Quốc và hơn 4.500 người đã lây nhiễm, phần lớn tại Trung Hoa lục địa, Hồng Công, Nhật Bản, Macau, Malaysia, Nepal, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam; thậm chí xa hơn là Đức, Hoa Kỳ, Canada và Úc.
Sự xuất hiện của vi rút tại Trung Quốc với rất ít thông tin được cung cấp khiến cho thế giới không có đủ các yếu tố cần thiết để đánh giá các hiểm nguy.
“Không thể chắc chắn rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ đối phó như thế nào đối với dịch bệnh bùng phát” - ông Philip Shaw, kinh tế trưởng của Investec - một ngân hàng tại London nhận xét. “Nó sẽ phụ thuộc vào tính nghiêm trọng, sự lây truyền và thời gian. Chúng ta lại đang không có bất kỳ câu trả lời nào cho các câu hỏi này” - ông Philip Shaw nói.
Giá cổ phiếu lao dốc do đại dịch Corona
Cái được để lại cho sự tưởng tượng được cộng hưởng như một lý do khiến các nhà đầu tư bỏ đi tất cả mọi thứ không chắc chắn.
Cổ phiếu tại Nhật Bản và châu Âu đã mất hơn 2 phần trăm. Tại New York, chỉ số S&P 500 giảm 1,6% với cổ phiếu của các công ty mà giao dịch của chúng dựa vào Trung Quốc là đặc biệt nhạy cảm. Ví dụ, cổ phần của Wynn Resorts một tổ chức đang vận hành các casino tại thiên đường cờ bạc Macau đã giảm 8%.
Vi rút và sự hiện diện không thể biết của nó đã làm sống lại nỗi ám ảnh về căn bệnh chết người khác, cũng xuất phát từ Trung Quốc, đó là sự bùng phát đại dịch SARS đã cướp đi sinh mạng của gần 800 người.
“Nó tương tự như đại dịch SARS đã xảy ra trước đây. Chúng ta đang chứng kiến sự tăng nhanh về số ca lây nhiễm. Các bệnh viện quá tải và thậm chí không thể kiểm tra những người có triệu chứng. Tôi chờ đợi số ca lây nhiễm sẽ tăng thêm” - ông Nicholas R. Lardy, một chuyên gia về Trung Quốc, cộng tác viên cao cấp của Học viện Kinh tế Quốc tế Peterson tại Washington nói.
Hậu quả là dịch SARS đã ảnh hưởng nặng nề nền kinh tế Trung Quốc, khiến tăng trưởng năm 2003 xuống 9,1% so với mức 11,1% của các năm trước - Theo Viện Kinh tế Oxford, một tổ chức nghiên cứu độc lập tại London.
Bệnh dịch lại bùng phát ngay trong dịp tết Nguyên đán, một kỳ nghỉ chủ yếu mà hàng trăm triệu người Trung Quốc sẽ về quê viếng thăm họ hàng. Với việc toàn bộ hệ thống vận tải hàng không, đường sắt và đường bộ tại trung tâm Trung Quốc bị phong tỏa để kiềm chế sự lây lan của vi rút thì các nhà hàng, khách sạn và các hoạt động kinh doanh liên quan đến du lịch sẽ ảnh hưởng nặng nề.
Một số nhà kinh tế giả định rằng các ảnh hưởng đó sẽ mất đi một cách nhanh chóng, dẫn đến một sự hồi sinh của nền kinh tế tiêu dùng trong vòng vài tháng. Tương tự như các sự kiện đã diến ra sau đại dịch SARS 2003.
“Quan điểm của chúng tôi là nó sẽ có một ảnh hưởng khá lớn nhưng cũng rất ngắn” - ông Louis Kuijs, người đứng đầu chi nhánh châu Á của Oxford Economics nhận xét.
Theo một quan điểm lạc quan thì thiệt hại kinh tế sẽ được chính phủ Trung Quốc kiềm chế bằng các biện pháp kiểm dịch quyết liệt và có hiệu quả được thực thi tại ổ dịch là Vũ Hán với dân số 11 triệu và các khu vực xung quanh tại tỉnh Hồ Bắc. Nhưng Vũ Hán là một trung tâm công nghiệp, thường được coi như Chicago của Trung Quốc. Về khía cạnh này, ông Lardy nhận định: “Điều này thực sự chưa có tiền lệ. Các tác động kinh tế có thể lớn hơn nhiều so với SARS. Vũ Hán là thành phố công nghiệp chủ yếu, và nếu nó bị đóng cửa về cơ bản thì sẽ có một ảnh hưởng trọng đại”.
Thực tế, chính phủ Trung Quốc đã kéo dài nghỉ tết thêm 2 ngày để đảm bảo rằng các công nhân từ tỉnh khác không quay trở lại nhà máy như dự kiến, chắc chắn sẽ gián đoạn quá trình sản xuất. Giang Tô, một tỉnh gần Thượng Hải cũng đã kéo dài kỳ nghỉ tết đến hết ngày 8/2/2020.
Vì nền kinh tế Trung Quốc là khởi nguồn cho một phần ba tăng trưởng kinh tế toàn cầu, sự sụt giảm của nó sẽ ảnh hưởng rất rộng lớn. Trực tiếp nhất là các quốc gia hàng xóm của Trung Quốc, nhất là các nước phụ thuộc vào khách du lịch Trung Quốc như: Hồng Công, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Cuối tuần qua, Trung Quốc đã thông báo bãi bỏ các tour du lịch tập thể ra nước ngoài của các công dân Trung Quốc.
Nếu các nhà máy Trung Quốc bị trục trặc do các hạn chế vận tải bổ sung mà đến lượt nó hạn chế quá trình sản xuất thì sẽ trở thành một sự kiện toàn cầu. Nó sẽ ảnh hưởng đến khai thác quặng sắt tại Úc và Ấn Độ với tư cách nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành thép Trung Quốc; đến việc tiêu thụ chip máy tính và kính màn hình sản xuất tại Malaysia và Hàn Quốc.
Nó có thể cắt giảm tiêu thụ máy công nghiệp sản xuất tại Đức, phụ tùng ô tô của Cộng hòa Séc, Hungarry và Ba Lan. Thậm chí ảnh hưởng việc mua thêm nông phẩm của Hoa Kỳ, dù rằng Trung Quốc đã ký thỏa thuận thương mại hồi đầu tháng.
Cú sốc đang tác động chính Trung Quốc ngay trong giai đoạn đang phải tranh đấu với tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất sau nhiều thập kỷ, làm sống lại những lo ngại rằng nhu cầu đã bị giảm sút của nó đối với các sản phẩm và dịch vụ của thế giới có thể hủy hoại việc làm của nhiều vùng lãnh thổ.
“Rõ ràng Trung Quốc đang chậm lại có tính chất cơ cấu. Nền kinh toàn cầu ngày càng bất an với tốc độ tăng trưởng chững lại. Nó càng dễ tổn thương trước các cú sốc” - ông Silvia Dall’Angelo, nhà kinh tế cao cấp của Viện Quản lý đầu tư Hermes tại London nói.
Sự bùng phát đại dịch SARS đã buộc chính phủ phải kích thích nền kinh tế Trung Quốc bằng các gói tín dụng tài trợ cho các đại dự án hạ tầng. Nhưng với bất kỳ tổn thất nào Trung Quốc phải đối mặt lần này thì sự sẵn sàng ứng phó cũng sẽ bị hạn chế do các quan ngại của chính phủ về khối nợ công đang chồng chất. Vị chuyên gia Trung Quốc Lardy tiếp tục có ý kiến: “Hiện nay họ bị hạn chế hơn rất nhiều. Tôi nghĩ mọi người đã đánh giá thấp quan niệm của lãnh đạo cấp cao rằng họ thực sự đang muốn tránh các rủi ro tài chính”.
Nhưng khi các nhà đầu tư toàn cầu cố để phán đoán toàn cảnh thì một yếu tố muôn thủa ở Trung Quốc đó là thiếu thông tin. Lòng tin đối với chính phủ không phải là tuyệt đối. Vào lúc đại dịch SARS bùng nổ, chính phủ đã rất chậm để thừa nhận sự tồn tại của vi rút trong khi các quan chức địa phương tích cực che giấu các ca lây nhiễm, dẫn đến nguy cơ lan rộng.
Dịp này, chính phủ đã tỏ ra xem xét một cách thẳng thắn đối với khủng hoảng. Chủ tịch Tập Cận Bình đã công khai thừa nhận sự đe dọa của dịch bệnh; đồng thời yêu cầu các quan chức địa phương không che giấu các báo cáo về vấn đề.
Tuy nhiên, trong thời điểm bối rối hiện nay, những nhận thức do thiếu thông tin lại thường nghiêng về các tin xấu.
“Tất nhiên, đây vẫn là một hệ thống chính quyền trong đó sự minh bạch không thực sự được coi như một đặc tính quan trọng nhất. Nó vẫn là một hệ thống trong đó các quyết định toàn quyền của bộ máy hành chính vẫn đang dẫn dắt tất cả thay vì các nguyên tắc rất rõ ràng” - ông Kuijs của Viện Kinh tế Oxford bình luận./.
Nguyễn Thịnh (Theo News York Times)